Bài 3: Trình bày khái quát về tế bào.
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
– Hình dạng và kích thước của các loại tế bào khác nhau, nhưng hầu hết các loại tế bào đều có kích thước rất nhỏ.
– Tế bào rất đa dạng, nhưng dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai loại là : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
– Tất cả các loại tế bào đều gồm ba thành phần chính là :
+ Màng sinh chất bao quanh tế bào, có nhiều chức năng như : màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm…
+ Trong mỗi tế bào đều có chất keo lỏng hoặc keo đặc gọi là tế bào chất, chứa các bào quan. Thành phần hoá học của tế bào gồm có nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ…
+ Vùng nhân hoặc nhân chứa vật chất di truyền.
Bài 4: a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3,4,5,6, 7 trong hình sau đây
Advertisements (Quảng cáo)
b) Những cấu trúc nào có ở mọi vi khuẩn, cấu trúc nào không hẳn có ở mọi vi khuẩn?
a) Chú thích
1 : Lông ; 2 : Vỏ nhầy ; 3. Thành peptiđôglican ; 4 : Màng sinh chất ; 5 : Ribôxôm ; 6 : ADN trần dạng vòng ; 7 : Roi.
Advertisements (Quảng cáo)
b) – Cấu trúc có ở mọi vi khuẩn : thành tế bào, màng sinh chất, ribôxôm, ADN trần dạng vòng.
– Cấu trúc có ở tuỳ từng loại vi khuẩn : màng nhầy, lông, roi.
Bài 5: Nêu cấu tạo và chức năng của Ribôxôm.
– Cấu tạo
+ Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước 15-25 nm. Số lượng Ribôxôm trong một tế bào có thể lên đến vài triệu.
+ Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và Prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm hai tiểu phần, tiểu phần lớn và tiểu phần bé.
– Chức năng : Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Bài 6: a) Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm.
b) Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này.
a) Phân biệt vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm:
Vi khuẩn Gram dương |
Vi khuẩn Gram âm |
– Nhuộm Gram có màu tím. – Thành peptiđôglican dày. – Mẩn cảm với thuốc kháng sinh pênixilin – Đại diện : trực khuẩn lao, hủi, than… |
– Nhuộm Gram có màu đỏ. – Thành peptiđôglican mỏng. – ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixilin – Đại diện : E. coli, trực khuẩn ho gà.ẳ. |
b) Ý nghĩa:
-Biết được vi khuẩn Gram dương hay Gram âm để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
– Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi khuẩn Gram dương, ví dụ như pênixilin) và kháng sinh phổ rộng (chống được cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, ví dụ như steptômixin).
– Dùng trong phân loại để phân biệt các vi sinh vật khác nhau.