Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 16, 17, 18 trang 146, 147 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 16: Mô tả pha tối của quang hợp ?
Bài 16: Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 ?
Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.
Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau
Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.
Advertisements (Quảng cáo)
Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác
Bài 17: Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt ống 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi, ống 2 vào tủ ấm ở 37OC (nếu không có tủ ấm thì để ống nghiệm trong cốc nước), ống 3 vào nước đá, nhỏ vào ống 4 1 ml dung dịch iôt 0,3% để xác định mức độ thuỷ phân tinh bột ở bốn ống. Quan sát màu sắc của các ống nghiệm và giải thích.
|
Ống 1 |
ống 2 |
Ông 3 |
Ống 4 |
Điều kiện thí nghiệm |
|
|
|
|
Kết quả (màu) |
|
|
|
|
Giải thích |
|
|
|
|
|
Ống 1 |
ống 2 |
Ông 3 |
Ống 4 |
Điều kiện thí nghiệm |
Đun cách thủy |
ủ ấm 37oC |
Vào nước đá |
Dung dịch I ốt 0,3% |
Kết quả (màu) |
xanh |
Không màu |
xanh |
xanh |
Giải thích |
Enzyme bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải. |
Enzyme phân giải hết tinh bột thành glucose nên không phản ứng tạo màu xanh |
Enzyme bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải. |
Hồ tinh bột chuyển xanh khi gặp I ốt |
|
Ống 1 |
ống 2 |
Ông 3 |
Ống 4 |
Điều kiện thí nghiệm |
Đun cách thủy |
ủ ấm 37oC |
Vào nước đá |
Dung dịch I ốt 0,3% |
Kết quả (màu) |
xanh |
Không màu |
xanh |
xanh |
Giải thích |
Enzyme bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải. |
Enzyme phân giải hết tinh bột thành glucose nên không phản ứng tạo màu xanh |
Enzyme bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ nên tinh bột không bị phân giải. |
Hồ tinh bột chuyển xanh khi gặp I ốt |
Bài 18: Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim :
Advertisements (Quảng cáo)
a) Chuẩn bị dung dịch saccaraza : cân lg men bia nghiền với lOml nước cất, để 30 phút rồi li tâm hoặc lọc bằng giấy lọc.
b) Tiến hành thí nghiệm : Lấy 4 ống nghiệm, cho vào ống 1 và 2 mỗi ống lml dung dịch tinh bột 1%, cho vào ống 3 và 4 mỗi ống lml saccarôzơ 4%. Thêm vào ống 1 và ống 3 mỗi ống lml nước bọt pha loãng, thêm vào ống 2 và ống 4 mỗi ống lml dịch chiết men bia. Đặt cả 4 ống nghiệm vào tủ ấm 40°c trong 15 phút. Sau đó lấy ra cho thêm vào ống 1 và 2 mỗi ống ba giọt thuốc thử lugol, cho thêm vào ống 3 và 4 mỗi ống lml thuốc thử Phêlinh, đun trên đèn cồn đến khi sôi, quan sát màu sắc các ống nghiệm và giải thích.
|
Ống 1 |
Ông 2 |
Ống 3 |
Ông 4 |
Cơ chất |
|
|
|
|
Enzim |
|
|
|
|
Thuốc thử |
|
|
|
|
Kết quả (màu) |
|
|
|
|
Ống 1: Không màu vì enzyme amylase phân giải hết tinh bột thành glucose.
Ống 2: Tinh bột không bị phân giải bởi saccharase nên khi gặp thuốc thử lugol tạo thành màu xanh.
Ống 3. Saccharose không bị phân giải bởi amylase nên khi gặp thuốc thử phêlinh tạo thành dung dịch có màu.
Ống 4. Saccharose bị phân giải bởi amylase nên khi gặp thuốc thử phêlinh tạo thành dung dịch không màu.