Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT sinh lớp 10. Giải bài 12, 13, 14, 15 trang 146 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 12: Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp…
Bài 12: Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Từ đó cho biêĩ quang hợp có phải là quá trình ôxi hoá khử không ? Tại sao ? Chất nào là chất ôxi hoá ? Chất nào là chất khử ?
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
Phương trình tổng quát của quang hợp là:
Quang hợp là 1 quá trình oxi hóa – khử , trong đó H2O bị oxi hóa còn CO2 bị khử.
Bài 13: Thế nào là sắc tố quang hợp ? Mỗi sinh vật quang hợp có nhiều loại sắc tó quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất thì có lợi gì ?
Advertisements (Quảng cáo)
– Sắc tố quang hợp là các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang hợp.
– Trong thực vật và tọa thường thấy có 3 loại sắc tố : chlorophyll ( diệp lục); carotenoit ( sắc tố vàng cam hay tím đỏ) và phico bilin ở thực vật bậc thấp.
– Mỗi sinh vật quang hợp thường có nhiều loại sắc tố khác nhau tại vì mỗi loại sắc tố chỉ làm được một nhiệm vụ nhất định. Mà sự sống của cơ thể sống đòi hỏi khá nhiều các yếu tố từ sắc tố như: quang hợp, bảo vệ, …Nhất là trong quá trình quang hợp thì có rất nhiều công đoạn, mà mỗi công đoạn thì lại cần một loại sắc tố đàm nhiệm công việc chính, ngay cả trong việc hấp thụ ánh sáng để quang hợp thì mỗi loại sắc tố cũng chỉ hấp thụ được một loại bước sóng nhất định. Chính vì vậy trong cơ thể quang hợp có nhiều sắc tố khác nhau để thực hiện các chức năng đó! Ví dụ: clorophin( sắc tố xanh) chỉ hấp thụ bước sóng từ 400 – 700 nm mà thôi, hay nhóm sắc tố vàng lại chia thành 2 loại khác là caroten và xantophin. Trong đó caroten ( gồm α, β, δ) hấp thụ ánh sáng có bước sóng 450-gần 500nm, xatophin thì tham gia vào quá trình phân li nước và thải oxi,..
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 14: Trình bày mối liên quan giữa hai pha của quang hợp
Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha ,sáng và pha tối .
– Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, còn pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH
– Trong pha tối, nhờ ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO2 sẽ được biến đổi thành cacbohiđrat. Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit còn pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp.
Quá trình sử dụng ATP và NADPH trong pha tối sẽ tạo ra ADP và NADPH. Các phân tử ADP và NADP+ này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng hợp ATP và NADPH.
Bài 15: Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào ? Từ nơi được tạo ra. ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào ?
Nhờ quá trình quang phân li nước và nó phải đi qua 4 màng mới ra khỏi tế bào. Các màng đó là:màng tilacôit,màng trong,màng ngoài,màng sinh chất.