Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 52, 53, 54 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 5: Quan sát đồ thị dưới đây và giải thích…
Bài 5: Quan sát đồ thị dưới đây và giải thích.
* Giải thích :
– Đồ thị A biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động của enzim. Qua đó, ta thấy :
+ Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu. Tại đó, enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
+ Khi chưa đạt tới nhiệt độ tối ưu thì nhiệt độ tăng, hoạt tính enzim cũng tăng.
+ Khi qua nhiệt độ tối ưu thì nhiệt độ tăng sẽ làm giảm hoạt tính và có thể làm enzim mất hoàn toàn hoạt tính.
– Đồ thị B : Ảnh hưởng của độ pH tới hoạt tính của enzim. Qua đó, ta thấy : Mỗi enzim hoạt động tối ưu trong môi trường có độ pH nhất định. Ví dụ trong đồ thị là pH = 7. Khi pH thấp hơn hay cao hơn pH tối ưu thì hoạt tính enzim giảm và có thể mất hoàn toàn hoạt tính.
– Vì có bản chất là prôtêin nên enzim dễ bị biến tính ở nhiệt độ hay pH không thích hợp.
Bài 6*: Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau :
Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, bạn lần lượt thêm vào :
– Ông 1 : thêm nước cất.
– Ống 2 : thêm nước bọt.
– Ống 3 : thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HC1.
Tất cả các ống nghiệm‘đều đặt trong nước ấm.
Advertisements (Quảng cáo)
Bạn đã quên không đánh dấu các ống nghiệm, em hãy giúp bạn tìm đúng các ống nghiệm trên. Theo em hồ tinh bột trong ống nào sẽ bị biến đổi, ống nào không ? Tại sao ?
* Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ để phát hiện
– Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống nghiệm, chí có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có hồ tinh bột và nước bọt).
– Hai ống còn lại đều có màu xanh tím (ống 1 và ống 3), nghĩa là tinh bột không được biến đổi. Thử bằng giấy quỳ để phân biệt hai ống này, giấy quỳ chuyển sang màu đỏ chính là ống 3 (có hồ tinh bột, nước bọt và HC1). Còn lại là ống 1 (có hồ tinh bột và nước cất).
* Giải thích
Ống 2 : hồ tinh bột được biến đổi do có enzim trong nước bọt và điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Ống 1 : hồ tinh bột không được biến đổi do không có enzim.
Ống 3 : hồ tinh bột không được biến đổi vì mặc dù có enzim trong nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của enzim trong nước bọt.
Như vậy, tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, nhiệt độ thích hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 7: a) So sánh Enzim và chất xúc tác vô cơ.
b) Các ví dụ sau đây nói lên đặc tính gì của Enzim ?
Ví dụ về đặc tính của enzim |
Kết luận |
Ôxiđôrêđuctaza là enzim chỉ xúc tác cho phản ứng ôxi hoá – khử. |
|
Urêaza chỉ xúc tác cho phản ứng thuỷ phân urê thành C02, NH3. |
|
1 nguyên tử sắt phải mất 300 năm để phân huỷ 1 phân tử H202 thành H20 và 02. Nhưng 1 phân tử enzim catalaza thì chỉ cần 1 giây để có thể phân huỷ 1 phân tử H202 thành H20 và 02. |
|
Alcoholđêhiđrôgenaza xúc tác cho phản ứng phân huỷ và tổng hợp rượu ‘ề C2H5OH + NAD+ Ị=ì CH3CHO + NADH2 |
|
a) So sánh enzim và chất xúc tác vô cơ :
* Giống nhau :
– Đều có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng.
– Khồng bị biến đổi sau phản ứng.
* Khác nhau :
– Chất xúc tác vô cơ có thể hoạt động ở nhiệt độ cao, enzim thường chỉ hoạt động ở nhiệt độ bình thường của cơ thể.
– Chất xúc tác vô cơ thường có thời gian tác động lâu hơn, enzim xúc tác cho phản ứng hoá sinh nhanh hơn.
b)
Ví dụ vể đặc tính của enzim |
Kết luận |
Ôxiđôrêđuctaza là enzim chỉ xúc tác cho phản ứng ôxi hoá – khử. |
Enzim có tính đặc hiệu phản ứng. |
Urêaza chỉ xúc tác cho phản ứng thuỷ phân urê thành C02, NH3. |
Enzim có tính đặc hiệu cơ chất. |
1 nguyên tử sắt phải mất 300 năm để phân huỷ 1 phân tử H202 thành H20 và 02ẻ Nhưng 1 phân tử enzim catalaza thi chỉ cần 1 giây có thể phân huỷ 1 phân tử H202 thành H20 và 02. |
Enzim có hoạt tính mạnh. |
Alcoholđêhiđrôgenaza xúc tác cho phản ứng phân huỷ và tổng hợp rượu : C2H5OH + NAD+ <=► CH3CHO + NADH2 |
Enzim xúc tác 2 chiều của phản ứng thuận nghịch. |
Bài 8: Một bạn học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau : cắt 3 lát khoai tây : 1 lát để ngoài không khí, 1 lát luộc chín, 1 lát cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó nhỏ lên mỗi lát 1 giọt H2O2.
a) Hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
b) lại sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín, khi ta nhỏ vào giữa hai lát khoai giọt lại H2O2.thấy lượng khí thoát ra khác nhau ? Tại sao lại có sự khác nhau giữa hoạt tính enzim giữa các lát khoai để ở phòng thí nghiệm và tủ lạnh ?
c) Cơ chất của enzim catalaza (có trong khoai tây) là gì ?
d) Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim xúc tác là gì ?
a) Hiện tượng : có bọt khí xuất hiện nhiều trên lát khoai tây để ngoài không khí, bọt khí thoát ra ít ở lát khoai tây để trong tủ lạnh. Lát luộc chín không có bọt khí.
b) Lát khoai tây ở nhiệt độ phòng, lát khoai tây trong tủ lạnh và lát khoai chín có lượng khí thoát ra khác nhau là do hoạt tính của enzim khác nhau ở mỗi lát khoai tây :
– Ở lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên bọt khí thoát ra nhiều.
– Ở lát khoai tây để trong tủ lạnh do nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính của enzim catalaza nên bọt khí thoát ra ít và chậm.
– Ở lát khoai tây chín enzim đã bị nhiệt phân huỷ làm mất hoạt tính.
c) Cơ chất là H2O2.
d) Sản phẩm sau phản ứng do enzim xúc tác là H20 và C02.