Trang Chủ Lớp 10 Đề kiểm tra 15 phút lớp 10

Kiểm tra 15 phút môn Toán lớp 10 Chương 3 Hình học: Tìm điểm M trên đường thẳng – x + y + 2 = 0 cách đều hai điểm A(- 2;4) và B(4;0)

Một hình bình hành có hai đường thẳng chứa hai cạnh có phương trình là \(5x + 2y + 6 = 0\) và \(3x – y – 3 = 0\) và một đỉnh là \(A\left( { – 1;4} \right)\) . Tìm tọa độ các đỉnh còn lại nữa của hình bình hành đó … trong Kiểm tra 15 phút môn Toán lớp 10 Chương 3 Hình học. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1. Tìm điểm M trên đường thẳng \(\Delta : – x + y + 2 = 0\) cách đều hai điểm \(A\left( { – 2;4} \right)\) và \(B\left( {4;0} \right)\)

2. Một hình bình hành có hai đường thẳng chứa hai cạnh có phương trình là \(5x + 2y + 6 = 0\) và \(3x – y – 3 = 0\) và một đỉnh là \(A\left( { – 1;4} \right)\) . Tìm tọa độ các đỉnh còn lại nữa của hình bình hành đó.


1. Cách 1. Đường thẳng \(\Delta : – x + y + 2 = 0\) qua điểm \(I\left( {2;0} \right)\)  và có véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {1;1} \right)\) . Phương trình tham số của \(\Delta :\left\{ \matrix{  x = 2 + t \hfill \cr  y = t \hfill \cr}  \right.\) . Điểm \(M \in \Delta \) có tọa độ \(\left( {2 + t;t} \right)\) . M cách đều A và B nghĩa là

\(MA = MB \)

\(\Leftrightarrow {\left( { – 4 – t} \right)^2} + {\left( {4 – t} \right)^2} = {\left( {2 – t} \right)^2} + {\left( {0 – t} \right)^2} \)

\(\Leftrightarrow t =  – 7\) .

Vậy \(M = (-5;-7)\)

Cách 2. Ta có \(\overrightarrow {AB}  = \left( {6; – 4} \right)\) và trung điểm của AB là \(I\left( {1;2} \right)\). Phương trình đường trung trực d của AB là \(6\left( {x – 1} \right) – 4\left( {y – 2} \right) = 0 \)\(\,\Leftrightarrow 3x – 2y + 1 = 0\) .

Advertisements (Quảng cáo)

Điểm \(M \in \Delta \) cách đều A và B là giao điểm của \(\Delta \) và d có tọa độ thỏa mãn hệ

\(\left\{ \matrix{   – x + y + 2 = 0 \hfill \cr  3x – 2y + 1 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x =  – 5 \hfill \cr  y =  – 7 \hfill \cr}  \right. \hfill \cr}  \right.\) .

Vậy \(M\left( { – 5; – 7} \right)\)

2. Nhận xét điểm \(A\left( {1;4} \right)\)  không thuộc hai đường thẳng đã cho.

Đỉnh C của hình bình hành là giao điểm của hai đường thẳng đã cho nên có tọa độ thỏa mãn hệ

Advertisements (Quảng cáo)

\(\left\{ \matrix{  5x + 2y + 6 = 0 \hfill \cr  3x – y – 3 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = 0 \hfill \cr  y =  – 3 \hfill \cr}  \right.\)

Phương trình các cạnh còn lại của hình bình hành

\(5\left( {x + 1} \right) + 2\left( {y – 4} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow 5x + 2y – 3 = 0\).

\(3\left( {x + 1} \right) – \left( {y – 4} \right) = 0 \)

\(\Leftrightarrow 3x – y + 7 = 0\).

Tọa độ các đỉnh còn lại thỏa mãn các hệ

\(\left\{ \matrix{  5x + 2y + 6 = 0 \hfill \cr  3x – y + 7 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x =  – {{20} \over {11}} \hfill \cr  y = {{17} \over {11}} \hfill \cr}  \right.\)

\(\left\{ \matrix{  3x – y – 3 = 0 \hfill \cr  5x + 2y – 3 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = {9 \over {11}} \hfill \cr  y =  – {6 \over {11}} \hfill \cr}  \right.\)

Vậy các đỉnh còn lại của hình bình hành là \(\left( {0; – 3} \right),\left( { – \dfrac{{20}}{{11}};\dfrac{{17}}{{11}}} \right),\left( {\dfrac{9}{{11}}; – \dfrac{6}{{11}}} \right).\)

Advertisements (Quảng cáo)