Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 139 SGK Hóa 10 Nâng cao: Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định:

 Bài 34 flo. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 139 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10 Nâng cao.: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh ; Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định:

Bài 1: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh ?

A. HCl

B. \({H_2}S{O_4}\)

C. HF

D. \(HN{O_3}\)

Chọn C.


Bài 2: Vì sao không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng phương pháp điện phân ?

Người ta không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng phương pháp điện phân vì flo là chất oxi hóa mạnh nhất nên phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng dòng điện để oxi hóa ion \({F^ – }\) trong florua nóng chảy (phương pháp điện phân). Trong công nghiệp người ta điện phân hỗn hợp KF + 2HF ở nhiệt độ 700C.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3: Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.

Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:

\({H_2}\left( k \right) + {F_2}\left( k \right)\,\, \to \,\,2HF\,\,\left( k \right)\) (phản ứng nổ ngay ở nhiệt độ rất thấp – 2520C).

\({H_2}\left( k \right) + C{l_2}\left( k \right)\,\, \to \,\,2HCl\,\,\left( k \right)\) (chiếu sáng).

\(3{F_2} + 2Au\,\, \to \,\,2Au{F_3}\)  (ở điều kiện thường)

Advertisements (Quảng cáo)

\(C{l_2} + Au\,\, \to \,\,\) không phản ứng ở điều kiện thường.


Bài 4: Axit flohiđric và muối florua có tính chất gì khác so với axit clohiđric và muối clorua.

Tính chất khác nhau giữa axit flohiđric và axit clohiđric:

– Axit clohiđric là axit mạnh, không phản ứng với \(Si{O_2}\).

– Axit flohiđric là axit yếu, có phản ứng với \(Si{O_2}\,:\,\,4HF + Si{O_2}\,\, \to \,\,Si{F_4} + 2{H_2}O\)

Tính chất khác nhau giữa muối florua và muối clorua: AgCl không tan trong nước, AgF dễ tan trong nước.


Bài 5: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.

Ta có: nNaF = 0,1.0,05 = 0,005 (mol) ;

nNaCl = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

Chỉ có NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 còn NaF không tác dụng do không tạo ra kết tủa.

\(\eqalign{  & AgN{O_3} + NaCl\,\, \to \,\,AgCl \downarrow  + NaN{O_3}  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;0,01\,\,\, \to \,\,0,01 \cr} \)

Khối lượng kết tủa thu được : \({m_{AgCl}} = 0,01.143,5 = 1,435\,\,\left( {gam} \right).\)

Advertisements (Quảng cáo)