Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 138, 39, 140, 141 trang 89 SBT Toán 6 tập 1: Tính: (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).(-6).(-7)?

Bài 12 Tính chất của phép nhân Sách Bài Tập Toán 6 tập 1. Giải bài 138, 39, 140, 141 trang 89 Sách Bài Tập Toán 6 tập 1. Câu 138: Viết các tích sau thành dạng lũy thừa của một số nguyên…

Câu 138: Viết các tích sau thành dạng lũy thừa của một số nguyên:

a) (-7). (-7). (-7). (-7). (-7). (-7)

b) (-4). (-4). (-4). (-5). (-5). (-5)

a) \(\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right) = {\left( { – 7} \right)^6}\)

b) \(\left( { – 4} \right).{\rm{ }}\left( { – 4} \right).{\rm{ }}\left( { – 4} \right).{\rm{ }}\left( { – 5} \right).{\rm{ }}\left( { – 5} \right).{\rm{ }}\left( { – 5} \right)\)

= \({\left[ {\left( { – 4} \right)\left( { – 5} \right)} \right]^3} = {20^3}\)

Câu 139: Ta sẽ nhận được số dương hay âm nếu nhân:

a) Một số âm và hai số dương

b) Hai số âm và một số dương

c) Hai số âm và hai số dương

Advertisements (Quảng cáo)

d) Ba số âm và một số dương.

e) Hai mươi số âm và một số dương.

a) Một số âm vì trong tích có số lẻ thừa số âm.

b) Một số dương vì trong tích có số chẵn thừa số âm

c) Một số dương vì trong tích có số chẵn thừa số âm.

d) Một số âm vì trong tích có số lẻ thừa số âm.

Advertisements (Quảng cáo)

e) Một số dương vì trong tích có số chẵn thừa số âm.

Câu 140: Tính: (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).(-6).(-7).

(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).(-6).(-7) = – (1.2.3.4.5.6.7) = -7! = -5040

Câu 141: Viết các tích sau thành dạng lũy thừa  của một số nguyên:

a) \({\rm{}}\left( { – 8} \right).{\left( { – 3} \right)^3}.\left( { + 125} \right)\)

b) \(27.{\left( { – 2} \right)^3}.\left( { – 7} \right).\left( { + 49} \right)\)

a) \({\rm{}}\left( { – 8} \right).{\left( { – 3} \right)^3}.\left( { + 125} \right)\)

= \(\left[ {\left( { – 2} \right).\left( { – 2} \right).\left( { – 2} \right)} \right].\left[ {\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right)} \right].\left( {5.5.5} \right)\)

= \(\left[ {\left( { – 2} \right).\left( { – 3} \right).5} \right].\left[ {\left( { – 2} \right).\left( { – 3} \right).5} \right].\left[ {\left( { – 2} \right).\left( { – 3} \right).5} \right] \)

= \(30.30.30 = {30^3}\)

b) \(27.{\left( { – 2} \right)^3}.\left( { – 7} \right).\left( { + 49} \right) \)

= \(\left( {3.3.3} \right).\left[ {\left( { – 2} \right).\left( { – 2} \right).\left( { – 2} \right)} \right].\left[ {\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right).\left( { – 7} \right)} \right]\)

= \(\left[ {3.\left( { – 2} \right).\left( { – 7} \right)} \right].\left[ {3.\left( { – 2} \right).\left( { – 7} \right)} \right].\left[ {3.\left( { – 2} \right).\left( { – 7} \right)} \right]\)

= \(42.42.42 = {42^3}\)

Advertisements (Quảng cáo)