Câu 85: Toán vui: Ba bạn Thành, Chánh, Tín tranh luận với nhau:
Thành bảo có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ; Chánh bảo rằng không thể tìm được; Tín bảo rằng không chỉ tìm được hai số nguyên như vậy mà còn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ nhưng nhỏ hơn số trừ.
Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ.
Đồng ý với ý kiến của bạn Tín vì hiệu của hai số nguyên âm sẽ cho một số có thể lớn hơn cả số bị trừ và số trừ hoặc lớn hơn số bị trừ mà bé hơn số trừ.
Ví dụ : ( -2) – ( -5 ) = ( – 2) + 5 = 3
Ta có : 3 > -2 và 3 > -5
Hoặc ( -8) – ( -3) = ( -8 ) + 3 = -5
Ta có : – 5 > -8 và – 5 < -3
Câu 86: Cho x = -98, a = 61, m = -25.
Tính giá trị các biểu thức sau:
a) x + 8 – x – 22 b) –x – a +12 + a
c) a – m + 7 – 8 +m d) m – 24 – x +24 + x
Advertisements (Quảng cáo)
a) Thay x = -98 vào biểu thức x + 8 – x – 22 ta có
( -98) + 8 – ( -98) – 22 = ( -98) + 8 + 98 + ( -22)
= \(\left[ {\left( { – 98} \right) + 98} \right] + \left[ {8 + \left( { – 22} \right)} \right] = 0 + \left( { – 14} \right) = – 14\)
b) Thay x = -98, a = 61 vào biểu thức –x – a +12 + a ta có :
\(- \left( { – 98} \right) – 61 + 12 + 61 = \left( {98 + 12} \right) + \left[ {\left( { – 61} \right) + 61} \right]\)
= 110 + 0 = 110
Advertisements (Quảng cáo)
c) Thay a = 61, m = -25 vào biểu thức a – m +7 – 8 +m , ta có
61 – (-25) + 7 – 8 + ( -25) = 61 + 25 + 7 – 8 +( -25)
= \(\left[ {\left( {61 + 7} \right) – 8} \right] + \left[ {25 + \left( { – 25} \right)} \right] = 68 – 8 + 0 = 60\)
d) Thay m = -25, x = -98 vào biểu thức m – 24 – x +24 + x ta có :
( -25) – 24 – ( -98) + 24 + ( -98)
= ( -25 ) + ( -24 ) + 98 + 24 + ( – 98)
= \(\left( { – 25} \right) + \left[ {\left( { – 24} \right) + 24} \right] + \left[ {98 + \left( { – 98} \right)} \right]\)
= ( -25) + 0 + 0 = -25
Câu 87: Có thể kết luận gì về dấu của số nguyên x ≠ 0, nếu biết:
\(a) x + \left| x \right| = 0?;\) \(b) x – \left| x \right| = 0?\)
Vì x ∈ Z và x ≠0 nên:
a) \(x + \left| x \right| = 0 \Rightarrow \left| x \right| = – x\). Vậy x là số nguyên âm.
b) \(x – \left| x \right| = 0 \Rightarrow \left| x \right| = x\). Vậy x là số nguyên dương.
Câu 88: Ông Năm nợ 150 nghìn đồng và hôm nay ông Năm đã trả được (giảm nợ được) 100 nghìn đồng. Hỏi Ông Năm nợ bao nhiêu? Hãy viết phép tính và tìm kết quả.
Ông Năm nợ 150 nghìn đồng tức là ông Năm có -150 nghìn đồng. Ông Năm đã trả được ( giảm nợ được ) 100 nghìn đồng nghĩa là:
(-150) – ( -100) = ( -150) + 100 = -50 (nghìn đồng)
Vậy ông Năm còn nợ 50 nghìn đồng.