Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 trang 21 Sách BT Toán lớp 6 tập 1: Điền vào chỗ chấm: Nếu a ⋮ 5, b ⋮ 5, c 5 thì tích a.b.c … cho 5

Bài 10 Tính chất chia hết của một tổng SBT Toán lớp 6 tập 1. Giải bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 trang 21 Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1. Câu 10.1: Điền các từ thích hợp (chia hết, không chia hết) vào chỗ trống…

Câu 10.1: Điền các từ thích hợp (chia hết, không chia hết) vào chỗ trống:

a) Nếu a ⋮ m, b ⋮ m, c ⋮ m thì tổng a + b + c … cho m ;

b) Nếu a ⋮ 5, b ⋮ 5, c  5 thì tích a.b.c … cho 5 ;

c) Nếu a ⋮ 3 và b  \(\not  \vdots \) 3 thì tích a.b … cho 3.

a) Chia hết ;            b) Chia hết ;                  c) Chia hết.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 10.2.: Chứng tỏ rằng nếu hai số có cùng số dư khi chia cho 7 thì hiệu của chúng chia hết cho 7.

Gọi a và b là hai số có cùng số dư r khi chia cho 7 (giả sử a ≥ b)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có a = 7m + r, b = 7n + r (m, n ∈ N)

Khi đó a – b = (7m + r) – (7n + r) = 7m – 7n, chia hết cho 7

Câu 10.3.: Chứng tỏ rằng số có dạng \(\overline {aaa} \) bao giờ cũng chia hết cho 37.

Ta có: \(\overline {aaa} \) = a.111 = a.3.37 ⋮ 37.

Câu 10.4: Chứng tỏ rằng hiệu \(\overline {ab}  – \overline {ba} \) (với a ≥ b) bao giờ cũng chia hết cho 9.

Ta có: \(\overline {ab}  – \overline {ba} \) = (10a + b) – (10b + a) = 9a – 9b, chia hết cho 9.

Advertisements (Quảng cáo)