Bài 5.5*: a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp
phản ứng trong những thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1:
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.
Thí nghiệm 2 :
0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.
0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :
Zn + 2HCl ———> ZnCl2 + H2 \( \uparrow \)(1)
Zn + H2SO4 ———-> ZnSO4 + H2 \( \uparrow \) (2)
b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra
TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.
Advertisements (Quảng cáo)
Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2
Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.
TN 2 – Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.
Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).
Bài 5.6: Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.
Theo bài số mol H2SO4 đã phản ứng là : nH2SO4= 0,4.2 = 0,8 (mol)
=>\({m_{{H_2}S{O_4}}}\) = 0,8.98 = 78,4 (gam)
Advertisements (Quảng cáo)
Theo các phương trình hoá học và định luật bảo toàn khối lượng ta có : moxit + maxit = mmuối + mH2O
và \({n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\) ——–> \({m_{{H_2}O}}\)= 0,8 x 18 = 14,4 (gam)
Vậy 44,8 + 78,4 = mmuối + 14,4
=> mmuối = 108,8 (gam)
Bài 5.7: Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.
a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.
a) Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:
\({m_S} = {{80 \times 40} \over {100}} = 32\) (tấn)
Điều chế H2SO4 theo sơ đồ sau
\(S \to S{O_2} \to S{O_3} \to {H_2}S{O_4}\)
32g 98g
32 tấn ? tấn
\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {{32 \times 98} \over {32}} = 98\) (tấn )
Hiệu suất phản ứng: \(H = {{73,5} \over {98}} \times 100 = 75\% \)
b) Khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được :
100 tấn dung dịch có 50 tấn H2SO4
x tấn \( \leftarrow \) 73,5 tấn
\(x = {{73,5 \times 100} \over {50}} = 147\)( tấn)