Câu 5.1: Vẽ liên tiếp các hình theo cách diễn đạt sau:
a) \(\widehat {{\rm{nAx}}} = 180^\circ ;\)
b) \(\widehat {{\rm{mAx}}} = 135^\circ ;\)
c) \(\widehat {{\rm{kAx}}} = 45^\circ \), tia Ak nằm trong góc xAm;
d) \(\widehat {{\rm{nAy}}} = 90^\circ \), tia Ay nằm trong góc xAm;
Câu 5.2: Vẽ từng hình theo mỗi cách diễn đạt sau:
a) Hai góc xOy và yOz kề bù, với \(\widehat {xOy} = 135^\circ \)
b) Hai góc mOn và nOt kề nhau và phụ nhau, với \(\widehat {nOm} = 30^\circ \)
c) Cho tia Ap. Vẽ \(\widehat {qAp} = 30^\circ \)
Advertisements (Quảng cáo)
d) Cho tia Ck. Vẽ \(\widehat {rBt} = 90^\circ \)
e) Cho tia Ck. Vẽ \(\widehat {hCk} = 45^\circ \)
Bài tập dạng này có nhiều trường hợp về hình vẽ. Chỉ yêu cầu HS vẽ đúng một trường hợp, riêng với các ý c, d, và e chú ý có 2 trường hợp về hình vẽ:
a)
Advertisements (Quảng cáo)
b)
c)
d)
e)
Câu 5.3: Vẽ \(\widehat {mOn} = 30^\circ \). Tiếp góc nOp kề bù với góc mOn. Vẽ tiếp góc pOq phụ với góc mOn đồng thời tia Oq nằm trong góc nOp. Cho biết số đo của góc nOq.
Từ giả thiết ta vẽ được hình bs.15
Vì góc nOp kề bù với góc mOn suy ra góc mOp là góc bẹt.
Vì \(\widehat {mOn} = 30^\circ \) và góc pOq phụ với góc mOn nên \(\widehat {pOq} = 60^\circ \)
Vì \(\widehat {mOn} = 30^\circ \) và góc nOp kề bù với góc mOn nên \(\widehat {nOp} = 150^\circ \)
Do tia Oq nằm trong góc nOp nên \(\widehat {nOp} = \widehat {nOq} + \widehat {qOp}\) hay \(\widehat {nOq} + 60^\circ = 150^\circ \). Từ đó \(\widehat {nOq} = 90^\circ \).