Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 21, 22, 23, 24 trang 30, 31, 32 SBT Sinh 10: Xác định số nuclêôtit của đoạn ADN.

Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 21, 22, 23, 24 trang 30, 31, 32 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 21: Bằng hình vẽ, hãy phân biệt mARN, tARN, rARN. Hãy cho biết các thuỳ tròn của phân tử tARN có chức năng gì…

Bài 21: a) Bằng hình vẽ, hãy phân biệt mARN, tARN, rARN. Hãy cho biết các thuỳ tròn của phân tử tARN có chức năng gì.

             b) Từ hình vẽ về cấu trúc của các loại ARN hãy thử dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào, giải thích tại sao.

a) Chức năng các thuỳ tròn của tARN :

–    Thuỳ mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã hoá của mARN.

–    Thuỳ liên kết với ribôxôm.

–    Thuỳ liên kết với enzim.

b)   Thời gian tồn tại của chúng phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử do liên kết hiđrô tạo ra và trạng thái tồn tại của chúng trong tế bào :

–     mARN : Dạng mạch đơn không có liên kết hiđrô, độ bền vững kém, thời gian tồn tại ngắn.

–    tARN : Có liên kết hiđrô nhưng số lượng ít, thời gian tồn tại lâu hơn mARN.

Advertisements (Quảng cáo)

–   rARN : Số liên kết hiđrô chiếm 70% và liên kết với prôtêin tạo thành ribôxôm, thòi gian tồn tại lâu (vài thế hộ tế bào).

Bài 22: Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic với prôtêin.

Axit nuclêic

Prôtêin

–   Chiều dài phân tử lớn (hàng trăm micrômet).

–   Khối lượng phân tử ADN lớn, hàng triệu đvC.

–   ADN có 2 mạch, ARN có 1 mạch.

–   Đơn phân là nuclêôtit.

–   Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X), trong ARN có 4 loại nuclêôtit (A, u, G, X).

–   Các nuclêôtit trên mạch đơn nối với nhau bằng liên kết phôtphođieste.

–   Thể hiện tính axit.

–   Phân tử ADN có nhiều gen, phân tử ARN được mã hoá bởi 1 gen.

–   Có khả năng nhân đôi.

–   Thực hiện chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

–   Chiều dài phân tử nhỏ (tối đa 0,1 micrômet).

–   Khối lượng phân tử nhỏ, tối đa 1,5 triệu đvC.

–   Có 1 ; 2 ; 3 ; hoặc 4 chuỗi pôlipeptit.

–   Đơn phân là axit amin.

–   Có hơn 20 loại axit amin.

–    Chuỗi pôlipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit.

–  Vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ,

–   Phân tử prôtêin được mã hoá bởi 1 gen cấu trúc xác định

–   Không có khả năng tự nhân đôi.

–    Có chức năng đa dạng, tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.

Bài 23: Một đoạn ADN có 2400 nuclêôtit, trong đó có 900 ađênin.

a)   Xác định chiều dài của đoạn ADN.

b)   Số nuclêôtit từng loại của ADN là bao nhiêu ?

Xác định số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó

Advertisements (Quảng cáo)

a)   Chiều dài của đoạn ADN là

(2400 : 2) X 0,34 = 408 nm

b)   Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN

A = T = 900 nuclêôtit

G = X = (2400 : 2) – 900 = 300 nuclêôtit

c)   Số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó là

(900 X 2) + (300 X 3) = 2700 liên kết hiđrô

Bài 24: Chiều dài của đoạn ADN là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 A, 500 T, 400 G :
a) Xác định số nuclêôtit của đoạn ADN.
b) Số nuđêôtit từng loại trên mạch 2 của đoạn ADN là bao nhiêu ?
c) Đoạn mARN vừa được tổng hợp trên mạch 2 của đoạn ADN có số nuclêôtit từng loại là bao nhiêu ?

a) Số nuclêôtit của đoạn ADN

(510 : 0,34) X 2 = 3000 nuclêôtit

b) Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 đoạn ADN này là

T = 400 ; A = 500 ; X = 400 ; G = 200

c)  Đoạn mARN vừa được tổng hợp trên mạch 2 của đoạn ADN có số nuclêôtit từng loại là

A = 400 ; Ư = 500 ; G = 400 ; X = 200.

Advertisements (Quảng cáo)