Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 24, 25, 26, 27 trang 122, 123 SBT Sinh 10: Tại sao khi đun sôi nước lọc cua (canh cua)  thì protein của cua lại đông thành từng mảng?

Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 24, 25, 26, 27 trang 122, 123 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 24: Hoàn thành bảng sau…

Bài 24: Hoàn thành bảng sau:

Protein

Vai trò

Có ở

Kêratin

Là vật liệu cấu tạo

Catalaza

Xúc tác phân giải H2O2

Insulin

Điều hòa hàm lượng glucozo trong máu

Actin , miozin

Co cơ

Hemoglobin

Chuyên chở O2 và CO2

Kháng thể, interferon

Bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh

Protein

Vai trò

Có ở

Kêratin

Là vật liệu cấu tạo

Bộ khung xương tế bào, tóc, móng tay..

Catalaza

Xúc tác phân giải H2O2

 Peroxixom

Insulin

Điều hòa hàm lượng glucozo trong máu

Tế bào tuyến tụy

Actin , miozin

Co cơ

 Tế bào cơ

Hemoglobin

Chuyên chở O2 và CO2

Tế bào hồng cầu

Kháng thể, interferon

Bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh

Huyết tương

Bài 25: Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100oC mà protein của chúng lại không bị hư hỏng?

Do prôtêin của chúng chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao như vậy. Khi ở nhiệt độ cao, chất ức chế prôtêin bị phân hủy từ đó prôtêin không còn bị ức chế nữa và chúng sẽ hoạt động.

Bài 26: Tại sao khi đun sôi nước lọc cua (canh cua)  thì protein của cua lại đông thành từng mảng?

Advertisements (Quảng cáo)

Bình thường, protein có cấu hình không gian 3 chiều đặc trưng. Khi chịu tác động của nhiệt độ, protein mất đi cấu trúc 3 chiều và trở nên duỗi thẳng. Khi ở trạng thái này, các đầu kị nước của chúng bị lộ ra ngoài, tiếp xúc với nước ngoài môi trường. Vì vậy, lập tức theo tương tác kị nước, các đầu kị nước quay lại vào nhau, các đầu ưa nước quay ra ngoài, vì thế khiến protein bị đông tụ lại.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 27: Mô tả thành phần cấu tạo cua một nucleotit và liên kết giữa các nucleotit.

Bazơ nitơ có 4 loại là A: Ađênin; G: Guanin; T: Timin; X: Xitôzin

Cấu trúc ADN

ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và cũng có ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất. Đó là một axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N và P mà mô hình cấu trúc của nó được hai nhà bác học J. Watson và F. Crick công bố vào năm 1953.

Theo mô hình này, cấu trúc của phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn là 2 nanômet (nm), chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit. Chiều dài phân tử có thể tới hàng chục, hàng trăm micrômet ()

Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai mạch pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A của mạch này thì liên kết với T của mạch kia bằng hai mối liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này thì liên kết với X của mạch kia bằng ba mối liên kết hiđrô và ngược lại).

Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng vòng còn phân tử ADN ở các tế bào nhân thực lại có cấu trúc dạng thẳng.
– Giữa các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạp thành chuỗi polinucleotit.

Advertisements (Quảng cáo)