Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 15, 17, 18, 19 trang 121, 122 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 15: Trình bày cấu trúc hóa học, tính chất vật lý và ý nghĩa sinh học của nước…
Bài 15: Trình bày cấu trúc hóa học, tính chất vật lý và ý nghĩa sinh học của nước.
– Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước: Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
– Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống
Vai trò của nước .
– các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của
các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
Bài 17: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
a) Hầu hết các tính chất đặc biệt của nước được gây ra bởi ….. của những phân tử của nó.
b) Nước là dung môi tuyệt vời cho các chất điện li. chất điện li là những chất khi tan vào …… tạo thành dẫn điện được do …….chúng phân li thành các ………
Advertisements (Quảng cáo)
a) Hầu hết các tính chất đặc biệt của nước được gây ra bởi tính phân cực của những phân tử của nó.
b) Nước là dung môi tuyệt vời cho các chất điện li. Chất điện li là những chất khi tan vào nước tạo thành dung dịch dẫn điện được do chúng phân li thành các ion.
Bài 18: Hãy cho biết tính chất và vai trò của một vài đại diện của đường đơn, đường đôi và đường đa.
Advertisements (Quảng cáo)
Đường đơn. Có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.
– Chức năng : Cung cấp năng lượng cho tế bào phổ biến nhất là glucôzơ
*Đường đôi (Đi saccarit)
– Công thức: Gồm hai phân tử đường đơn liên kết với nhau nhờ liên kết glicôzit và loại 1 phân tử nước.
*Đường đa (Poli saccarit)
– Công thức: Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết bằng liên kết glicôzit qua phản ứng trùng ngưng và loại nước.
* Chức năng chung của đường đôi và đường đa:
– Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
– Là thành phần cấu tạo tế bào và cơ thể
– Riêng: Một số pôlisaccarit (đường đa) kết hợp với prôtêin để vận chuyển các chất qua màng, nhận biết các vật thể lạ.
Bài 19: Lipit và cacbohidrat có đặc điểm nào giống nhau về cấu tạo, tính chất, vai trò?
+ Đều là hợp chất hữu cơ
+ Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O.
Sự khác nhau cơ bản giữa cacbonhiđrat và lipit
– Cacbonhidrat:+,cấu tạo:Cn(H2O)m
+ Tính chất:tan nhiều trong nước ,dễ phân hủy hơn
+ Vai trò:-đường đơn:cung cấp năng lượng ,cấu truc lên đường đa
– Đường đa:dự trữ năng lượng(tinh bột,glicôgen)tham gia cấu trúc TB(xenlulơ) kết hợp với prôtêin,…
– Lipit:
+ Cấu tạo:nhiều C,H ít O
+ Tính chất:kị nước tan trong dung môi hữu cơ,khó phân hủy hơn
+Vai trò:tham gia cấu trúc màng sinh học là thành phần của hocmôn,vitamin
ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho TB và nhiều chức năng sinh học khác.