Bài 20: Tại sao có người không uống được sữa?
Vì trong cơ thể những người này không có enzim phân giải protein trong sữa.
Bài 21: Lipit có nhiều trong bộ phận nào của cây trồng nói chung? Cho ví dụ một loại cây cụ thể và vai trò của lipit đối với cây trồng đó?
Ở trong hạt. Vì hạt cần nhiều chất dinh dưỡng để nảy mầm. VD như cái củ lạc.
Bài 22: Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pooliprptit, protein.
– Công thức tổng quát của axit amin
– Axit amin là chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời 2 nhóm amin NH2 và nhóm cacboxyl COOH, có dạng R(NH2)n(COOH)m
– Polipeptit là một chuỗi 11 đến 50 alpha-amino axit(là axit amin có dạng R-CH2(NH)2-COOH ) liên kết với nhau bằng liên kết CO với NH(lk peptit)
– Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Có 2 loai protein:
+ Protein đơn giản là những protein chỉ tạo thành từ các gốc alpha-amino axit
+ Protein phức tạp là protein đơn giản
Advertisements (Quảng cáo)
+ Các thành phần phi protein như: axit Nucleic, lipit,cacbonhidrat
Bài 23: Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của phân tử protein. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc protein.
– Cấu trúc bậc 1.
Advertisements (Quảng cáo)
Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Đầu mạch pôlipeptit là nhóm amin (của axit amin thứ nhất), cuối mạch là nhóm cacbôxyl (của axit amin cuối cùng). Cấu trúc bậc 1 của prôtêin chính là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Một phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử prôtêin bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.
– Cấu trúc bậc hai
Cấu trúc bậc 2 là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian, được giữ vững nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau. Cấu trúc bậc 2 có dạng xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta.
– Cấu trúc bậc ba và bậc bốn
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuốn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo thành khối hình cầu. Cấu trúc này đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của các nhóm (-R) trong mạch pôlipeptit, như tạo liên kết đisunphua (-S-S-) hay liên kết yếu: liên kết hiđrô. Khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit phối hợp với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
*Các loại liên kết hóa học:
+ LK peptit
+ LK hiđrô
+ Lk đisunphua (-S-S-)
+ Lk yếu: liên kết hiđrô