Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 1, 2 trang 120 SBT Sinh 10: Giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lí hóa điển hình của H20

Chương I Thành phần hóa học của tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 1, 2 trang 120 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 1: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống ?…

Bài 1*: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống ?

– Cacbon là thành phần chính của tất cả các chất hữu cơ.

– Cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác như N, O, S, H… theo các mô hình khác nhau, tạo ra hàng triệu chất hưữ cơ khác nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Do đó, Cacbon có vai trò cực kì quan trọng tạo nên sự đa dạng của chất hữu cơ

Bài 2: Hãy giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lí hóa điển hình của H20, còn nước liên kết không có tính lí hóa điển hình ấy?

– Phân tử nước cấu tạo gồm 1 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử hiđro. Trong đó nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử oxi bằng liên kết hiđro. Đầu nguyên tử oxi mang điện tích âm, còn nguyên tử hiđro mang điện tích dương. Nên phân tử nước có thính phân cực.

– Nước tự do ở trong tế bào, các liên kết hiđro không bền vững và luôn bị bẻ gãy nên nó có đầy đủ tính chất hóa lý của H20.

– Còn nước liên kết, liên kết hiđro trong phân tử nước luôn bền vững nên nó không có các tính chất hóa lí của H20.

Advertisements (Quảng cáo)