Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Toán 10

Bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trang 12 SBT Hình học 10: Cho tam giác ABC…Vì sao có thể nói hai vec tơ này cùng phương?

Bài 1. Các định nghĩa – Chương 1 Vecto  SBT Hình 10: Giải bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trang 12 Sách bài tập Toán Hình học 10. Hãy tính số các vec tơ; …

Bài 1.1: Hãy tính số các vec tơ (khác \(\overrightarrow 0 \)) mà các điểm đầu và điểm cuối được lấy từ các điểm phân biệt đã cho trong các trường hợp sau:

a) Hai điểm

b) Ba điểm;

c) Bốn điểm.

a)Với hai điểm A, B có hai vec tơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BA} \)

b)Với ba điểm A, B, C có 6 vec tơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {CA} ,\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {CB} \)

c)Với bốn điểm A, B, C, D có 12 véc tơ (học sinh tự liệt kê).


Bài 1.2: Cho hình vuông ABCD có tâm O. Liệt kê tất cả các vec tơ bằng nhau (khác \(\overrightarrow 0 \)) nhận đỉnh và tâm của hình vuông làm điểm đầu và điểm cuối.

Advertisements (Quảng cáo)

(h 1.34)

\(\overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AD} ,\overrightarrow {CB}  = \overrightarrow {DA} \)

\(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {DC} ,\overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {CD} \)

\(\overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {DO} ,\overrightarrow {BO}  = \overrightarrow {OD} \)

\(\overrightarrow {AO}  = \overrightarrow {OC} ,\overrightarrow {CO}  = \overrightarrow {OA} \)

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 1.3: Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P và Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Chứng minh \(\overrightarrow {NP}  = \overrightarrow {MQ} \) và \(\overrightarrow {PQ}  = \overrightarrow {NM} \)

(h. 1.35)

MN = PQ và MN // PQ

Vì chúng đều bằng \({1 \over 2}\) AC và đều song song với AC .

Vậy tứ giác MNPQ là hình bình hành nên ta có:

\(\overrightarrow {NP}  = \overrightarrow {MQ} ,\overrightarrow {PQ}  = \overrightarrow {NM} \)


Bài 1.4: Cho tam giác ABC. Các điểm M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. So sánh độ dài của hai vec tơ \(\overrightarrow {NM} \) và \(\overrightarrow {BC} \). Vì sao có thể nói hai vec tơ này cùng phương?

(h. 1. 36)

MN // BC  và \(MN = {1 \over 2}BC\) hay \(\left| {\overrightarrow {MN} } \right| = {1 \over 2}\left| {\overrightarrow {BC} } \right|\)

Vì MN // BC nên \(\overrightarrow {NM} \) và \(\overrightarrow {BC} \) cùng phương.

Advertisements (Quảng cáo)