Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Sinh học 7

Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 47 SBT Sinh 7: Cơ thể sâu bọ chia làm mấy phần?

Chương 5: Ngành chân khớp SBT Sinh lớp 7. Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 47 Sách bài tập Sinh học 7. Câu 6: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Sâu bọ…

Bài 6. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Sâu bọ

Lóp Sâu bọ là lớp có số loài chiếm quá nửa các loài động vật trên hành tinh này. Thực tế, chúng nhiều hơn gấp 2, 3 lần tất cả số động vật còn lại.

Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :

Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

– Phần đầu :

4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.

+ Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.

+ Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.

– Phần ngực gồm 3 đốt:

+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.

+ Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.

 – Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.

Bài 7. Cơ thể sâu bọ chia làm mấy phần và chức năng chính của mỗi phần là gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

Cơ thể sâu bọ chính thức chia làm 3 phần rõ rệt, tách rời nhau : đầu, ngực, bụng.

Mỗi phần cơ thể sâu bọ có các chức năng chính sau :

– Phần đầu : Trung tâm của sự định hướng bắt và xử lí mồi.

– Phần ngực : Trung tâm của sự vận động và di chuyển.

– Phần bụng : Trung tâm của các nội quan.

Bài 8. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của lớp Sâu bọ.

Advertisements (Quảng cáo)

Cấu tạo trong của sâu bọ hoàn chỉnh nhất trong ngành Chân khớp, thể hiện I như sau :

Hệ tiêu hoá : Dạ dày có nhiều ruột tịt tiết ra dịch tiêu hoá.

– Hệ bài tiết: Là nhiều ống nhỏ đổ vào ruột sau. Chất bài tiết cùng nước thừa tập

trung vào nhiều ống bài tiết. Chúng lọc chất thải để đổ vào ruột sau rồi theo

phân ra ngoài.

– Hệ tuần hoàn Tuần hoàn hở như các chân khớp khác, tim hình ống, nằm ở mặt lưng, có nhiều ngăn thông với nhau và thông ra ngoài qua các van một chiều.

– Hệ hô hấp: Bắt đầu từ các lỗ thở, tiếp theo là hệ thống ống khí phân nhánh

nhiều lần, chằng chịt, đưa ôxi đến tận các tế bào của cơ thể.

– Hệ sinh dục : Hầu hết sâu bọ phân tính. Một số sâu bọ từ trứng nở ra con non

giống với con trưởng thành tuy kích thước còn nhỏ (phát triển không biến thái).

Bài 9. Hãy nêu đặc điểm vế sự phát triển của sâu bọ.

Sự phát triển ở sâu bọ tuỳ loài, thường trải qua 2 hình thức biến thái chính là biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.

– Biến thái không hoàn toàn (ở châu chấu, gián…) : Âu trùng từ trứng nở ra có cấu tạo giống con trưởng thành, nhưng kích thước nhỏ hơn và mới chỉ có mầm cánh. Au trùng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành trưởng thành.

 Biến thái hoàn toàn (ở bướm, ong, cánh cứng…) : Ấu trùng khác hẳn với con trưởng thành về cấu tạo và lối sống (ví dụ: ấu trùng của ngài tằm là con tằm hình con sâu ăn lá cây dâu, trong khi con trưởng thành là con ngài, có cánh, hút mật hoa).

Cuối cùng, ấu trùng phải qua một giai đoạn bất động (gọi là nhộng) mới trở thành con trưởng thành.

Bài 10. Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính cùa Chân khớp.

Bảng. So sánh cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp :

 

STT

Tên lớp

So sánh

Giáp xác

Hình nhện

Sâu bọ

Đại diện

Tôm sông

Nhện nhà

Châu chấu

1

Môi trường sống

Nước ngọt

Ở cạn

Ở cạn

2

Râu

2 đôi

Không có

1 đôi

3

Phân chia cơ thể

Đầu – ngực và bụng

Đầu – ngực và bụng

Đầu, ngực, bụng

4

Phần phụ ngực để di chuyển

5 đôi

4 đôi

3 đôi

5

Cơ quan hô hấp

Mang

Phổi và ống khí

Ống khí

Advertisements (Quảng cáo)