Bài 7.14: Pin Lơ-clăng-sê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là +180 C ở bên trong và giữa hai cực của pin. Tính suất điện động của pin này.
Suất điện động của pin:
\(E = {A \over q} = {{270} \over {180}} = 1,5V\)
Bài 7.15: Một bộ acquy có suất điên động là 6 V và sản ra một công là 360 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa hai cực của nó khi acquy này phát điện.
a) Tính lượng điện tích được dịch chuyển này.
b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút, tính cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Lượng điện tích dịch chuyển:
\(q = {A \over E} = {{360} \over 6} = 60C\)
b) t = 5 phút = 300s
Cường độ dòng điện chạy qua acquy:
Advertisements (Quảng cáo)
\(I = {q \over t} = {{60} \over {300}} = 0,2{\rm{A}}\)
Bài 7.16: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại.
a) Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại.
b) Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.
a) Cường độ dòng điện trong 20giờ:
\(I = {4 \over {20}} = 0,2{\rm{A}}\)
b) Suất điện động của acquy:
20 giờ = 72000s
86,4kJ = 86,4.103 J
\(E = {A \over q} = {A \over {I.t}} = {{86,{{4.10}^3}} \over {0,2.72000}} = 6V\)