Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán 12

Bài tập 1, 2, 3 trang 68 Hình học 12: Hệ tọa độ trong không gian

Bài 1 Hệ tọa độ trong không gian. Giải bài tập 1, 2, 3 trang 68 SGK Hình học 12.  Cho ba vectơ; Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

Bài 1 Cho ba vectơ \(\overrightarrow{a}\)(2; -5; 3), \(\overrightarrow{b}\)(0; 2; -1), \(\overrightarrow{c}\)(1; 7; 2).

a) Tính tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{d}=4.\overrightarrow{a}-\frac{1}{3}\overrightarrow{b}+3\overrightarrow{c}\).

b) Tính tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{e}=\overrightarrow{a}-4\overrightarrow{b}-2\overrightarrow{c}\).

a) \(4\overrightarrow{a}=( 8; -20; 12)\);  \(\frac{1}{3}\overrightarrow{b}= (0;\frac{2}{3}; \frac{-1}{3})\) ;  \(2\overrightarrow{c} = ( 3; 21; 6)\).

Vậy \(\overrightarrow{d}=(11; \frac{1}{3};\frac{55}{3})\).

b) Tương tự \(\overrightarrow{e}=( 0; -27; 3)\).

Bài 2: Cho ba điểm \(A = (1; -1; 1), B = (0; 1; 2), C = (1; 0; 1)\).

Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

 

\(G\) là trọng tâm của tam giác ABC thì \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\)     (*)

Advertisements (Quảng cáo)

Giả sử \(G(x; y; z)\) thì   \(\overrightarrow{GA} = (1 – x; -1 – y; 1 – z)\);

                               \(\overrightarrow{GB} = (-x; 1 – y; 2 – z)\);

                               \(\overrightarrow{GC} = (1 – x; -y; 1 – z)\);

=> \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC} = (2 – 3x; -3y; 4 – 3z)\)

Do hệ thức (*), ta có :

\(2 – 3x = 0 \Rightarrow x = \frac{2}{3}\) ;

Advertisements (Quảng cáo)

\(-3y = 0 \Rightarrow y = 0\);

\( 4 – 3z = 0 \Rightarrow z = \frac{4}{3}\).

Vậy \(G(\frac{2}{3};0;\frac{4}{3})\).

Nhận xét : Trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) bằng trung bình cộng các tọa độ tương ứng của \(3\) đỉnh của tam giác.

Bài 3: Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) biết \(A = (1; 0; 1), B = (2; 1; 2), D = (1; -1; 1)\),

\(C’ (4; 5; -5)\). Tính tọa độ các đỉnh còn lại của hình hộp.

Ta có:

\(\eqalign{
& \overrightarrow {AB} = \left( {1;1;1} \right) \cr
& \overrightarrow {A{\rm{D}}} = \left( {0; – 1;0} \right) \cr
& \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {A{\rm{D}}} \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_C} – 2 = 0 \hfill \cr
{y_C} – 1 = – 1 \hfill \cr
{z_C} – 2 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_C} = 2 \hfill \cr
{y_C} = 0 \hfill \cr
{z_C} = 2 \hfill \cr} \right. \cr} \)

Vậy \(C = (2; 0; 2)\)

Suy ra \(\overrightarrow {CC’}  = \left( {2;5; – 7} \right)\)

Từ \(\overrightarrow {AA}  = \overrightarrow {BB}  = \overrightarrow {DD}  = \overrightarrow {CC}  = \left( {2;5; – 7} \right)\)

Suy ra \(\left\{ \matrix{
{x_A} – 1 = 2 \hfill \cr
{y_A} – 0 = 5 \hfill \cr
{z_A} – 1 = – 7 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_A} = 3 \hfill \cr
{y_A} = 5 \hfill \cr
{z_A} = – 6 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \(A’ (3; 5; -6)\)

Tương tự \(B’ = (4; 6; -5); D’ = (3; 4; -6)\).

Advertisements (Quảng cáo)