Trang Chủ Lớp 10 Đề kiểm tra 15 phút lớp 10

Chia sẻ đề kiểm tra Toán lớp 10 15 phút Chương 3 Hình học: Phương trình các đường phân giác của các góc tạo bởi trục hoành và đường thẳng (d):4x – 3y + 10 = 0 là gì?

Điểm dối xứng với điểm \(M\left( {1;2} \right)\) qua đường thẳng \(d:2x + y – 5 = 0\) là gì?; Đường thẳng \(\Delta \) song song với đường thẳng \(d:3x – 4y + 12 = 0\) và cắt hai trục Ox, Oy lần lượt tại A,B sao có AB= 5 có phương trình là gì? … trong Chia sẻ đề kiểm tra Toán lớp 10 15 phút Chương 3 Hình học. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

Chọn phương án đúng

1. Điểm dối xứng với điểm \(M\left( {1;2} \right)\) qua đường thẳng \(d:2x + y – 5 = 0\) là

A.\(M’\left( { – 2;6} \right)\)

B.\(M’\left( {{9 \over 5};{{12} \over 5}} \right)\)

C.\(M’\left( {0;{3 \over 2}} \right)\)

D.\(M’\left( {3; – 5} \right)\)

2. Đường thẳng \(\Delta \) song song với đường thẳng \(d:3x – 4y + 12 = 0\) và cắt hai trục Ox, Oy lần lượt tại A,B sao có AB= 5 có phương trình là

A.\(3x – 4y – 6 = 0\)

B.\(4x + 3y – 12 = 0\)

C.\(3x – 4y – 6 = 0\)

D.\(6x – 8y + 15 = 0\)

3. Cho hình vuông có đỉnh \(A\left( { – 4;5} \right)\) và đường chéo có phương trình \(7x – y + 8 = 0\) . Diện tích hình vuông là

A.\(S = 25\)

B.\(S = \dfrac{25}{ 2}\)

C.\(S = 50\)

D.\(S = 5\)

4. Đường thẳng qua điểm \(M\left( { – 2;0} \right)\) và tạo với đường thẳng \(d:x + 3y – 3 = 0\) góc \(45^\circ \) có phương trình là

A.\(2x + y + 4 = 0\)

B.\(x – 2y + 2 = 0\)

C.\(2x + y + 4 = 0\) và \(x – 2y + 2 = 0\)

D.\(2x + y + 2 = 0\) và \(x – 2y + 4 = 0\)

5. Phương trình các đường phân giác của các góc tạo bởi trục hoành và đường thẳng \(d:4x – 3y + 10 = 0\) là

A.\(4x + 3y + 10 = 0\) và \(4x – y + 10 = 0\)

B.\(x + 3y – 10 = 0\) và \(9x + 3y – 10 = 0\)

C.\(4x + 3y + 10 = 0\) và \(4x – y – 10 = 0\)

D.\(2x – 4y + 5 = 0\) và \(2x + y + 5 = 0\)

Câu  6. Cho các điểm \(A\left( {2,0} \right),B\left( {4;1} \right),C\left( {1;2} \right)\) . Phương trình đường phân giác trong của góc A của tam giác ABC là

A.\(x + 3y – 2 = 0\)

B.\(3x + y – 2 = 0\)

C.\(3x – y – 6 = 0\)

D.\(x – 3y – 6 = 0\)

7. Cho tam giác ABC cân tại A có phương trình cạnh AB, BC lần lượt là \(x + 2y – 1 = 0\) và \(3x – y + 5 = 0\) và cạnh AC qua điểm \(I\left( {1; – 3} \right)\) . Khi đó phương trình cạnh AC là

A.\(x + 2y + 5 = 0\)

B.\(2x + 11y + 31 = 0\)

C. \(x + 2y + 5 = 0\) và \(2x + 11y + 31 = 0\)

D.các kết quả đều sai

8. Phương trình đường thẳng đi qua giao diểm của hai đường thẳng

Advertisements (Quảng cáo)

\(\Delta :3x – 2y + 1 = 0\) ;  \(\Delta ‘:x + 3y – 2 = 0\) và vuông góc với đường thẳng

\(d:2x + y – 1 = 0\) là \(ax + by + 13 = 0\) . Khi đó \(a + b\) bằng

A. \(-12\)

B. \(-11\)

C. \(-10\)

D. \(-9\)

9. Cho hình vuông ABCD với \(AB:2x + 3y – 3 = 0,\)\(\,CD:2x + 3y + 10 = 0\) . Diện tích hình vuông là

A. \(11\)

B. \(12\)

C. \(13\)

D. \(14\)

1.0. Cho \({d_1}:x + 2y + m = 0\) và \({d_2}:mx + \left( {m + 1} \right)y + 1 = 0\). Có hai giá trị của m để \({d_1}\) và \({d_2}\) hợp với nhau góc \(45^\circ \) . Tích của chúng là

A.\( – \dfrac{7 }{ 4}\)

B.\( – \dfrac{3 }{8}\)

C.\(\dfrac{7 }{4}\)

D.\(\dfrac{3 }{ 8}\)


1..B

Đường thẳng \(\Delta \) qua M và vuông góc với d có phương trình

\(1\left( {x – 1} \right) – 2\left( {y – 2} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow x – 2y + 3 = 0\)

Giao điểm H của d và \(\Delta \) có tọa độ là nghiệm của hệ

\(\left\{ \matrix{  2x + y – 5 = 0 \hfill \cr  x – 2y + 3 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = {7 \over 5} \hfill \cr  y = {{11} \over 5} \hfill \cr}  \right.\)

H là trung điểm của \(MM’\) nên:

\(\left\{ \matrix{  {x_M} + {x_{M’}} = 2{x_H} \hfill \cr  {y_M} + {y_{M’}} = 2{y_H} \hfill \cr}  \right. \)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{  {x_{M’}} = 2{x_H} – {x_M} = {9 \over 5} \hfill \cr  {y_{M’}} = 2{y_H} – {y_M} = {{12} \over 5} \hfill \cr}  \right.\).

Vậy \(M’ = \left( {{9 \over 5};{{12} \over 5}} \right)\).

2..A

Phương trình đường \(\Delta \) có dạng \(3x – 4y + c = 0\) .

\(\Delta \) cắt Ox tại \(A\left( { – {c \over 3};0} \right)\) và cắt Oy tại \(B\left( {0;{c \over 4}} \right)\).

Theo giả thiết

\(AB = 5 \Leftrightarrow \sqrt {{{{c^2}} \over 9} + {{{c^2}} \over {16}}}  = 5 \Leftrightarrow c =  \pm 12.\)

Chọn \(c =  – 12;\Delta \) có phương trình \(3x – 4y – 12 = 0\) .

3..A

Ta có: \(AH = d\left( {A,\Delta } \right) \)\(\,= \dfrac{{\left| { – 28 – 5 + 28} \right|}}{{\sqrt {49 + 1} }} = \dfrac{5}{{\sqrt 2 }}.\)

Cạnh hình vuông \(a = AH\sqrt 2  = 5\).

Diện tích hình vuông \(S = {a^2} = 25\).

4..C

Phương trình đường thẳng \(\Delta \) qua M có dạng

\(A\left( {x + 2} \right) + B\left( {y – 0} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow Ax + By + 2A = 0{\rm{ }}\left( {{A^2} + {B^2} \ne 0} \right)\).

Theo giả thiết

\(\eqalign{  & \cos \left( {d,\Delta } \right) = {{\sqrt 2 } \over 2}  \cr  &  \Leftrightarrow {{\left| {A + 3B} \right|} \over {\sqrt {10} .\sqrt {{A^2} + {B^2}} }} = {{\sqrt 2 } \over 2}  \cr  &  \Leftrightarrow \left| {A + 3B} \right| = \sqrt 5 .\sqrt {{A^2} + {B^2}}   \cr  &  \Leftrightarrow {A^2} + 6AB + 9{{\bf{B}}^2} = 5\left( {{A^2} + {B^2}} \right)  \cr  &  \Leftrightarrow 2{A^2} – 3AB – 2{B^2} = 0 \cr} \)

Chọn \(B = 1\) ta có phương trình \(2{A^2} – 3A – 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{  A = 2 \hfill \cr  A =  – {1 \over 2} \hfill \cr}  \right.\).

Vậy có hai đường thẳng\(2x + y + 4 = 0\)  và  \( – \dfrac{1 }{ 2}x + y – 1 = 0 \Leftrightarrow x – 2y + 2 = 0\).

5..D

Phương trình các đường phân giác cần tìm

\(\dfrac{\left| {4x – 3y + 10} \right| }{ 5} = \left| y \right| \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{  4x – 3y + 10 = 5y \hfill \cr  4x – 3y + 10 =  – 5y \hfill \cr}  \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{  2x – 4y + 5 = 0 \hfill \cr  2x + y + 5 = 0 \hfill \cr}  \right.\)

6..C

Ta có \(AB = \sqrt 5 ,AC = \sqrt 5 .\)

Suy ra tam giác ABC cân tại A. Do đó đường phân giác trong của góc A cũng là đường trung tuyến.

Trung điểm BC là \(M\left( {{5 \over 2};{3 \over 2}} \right)\).

Phương trình đường thẳng AM

\(\dfrac{{x – 2}}{{\dfrac{5}{2} – 2}} = \dfrac{y}{{\dfrac{3}{2}}} \)

\(\Leftrightarrow 3x – 6 = y \Leftrightarrow 3x – y – 6 = 0\).

7..B

Phương trình cạnh AC có dạng

\(a\left( {x – 1} \right) + b\left( {y + 3} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow ax + by – a + 3b = 0.\)

Theo giả thiết

\(\eqalign{  & \cos B = \cos C \cr&\Leftrightarrow {{\left| {3 – 2} \right|} \over {\sqrt 5 .\sqrt {10} }} = {{\left| {3a – b} \right|} \over {\sqrt {10} .\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}  \cr  & \Leftrightarrow \sqrt 5 .\left| {3a – b} \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}}  \cr} \)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow 5\left( {9{a^2} – 6ab + {b^2}} \right) = {a^2} + {b^2}  \cr  &  \Leftrightarrow 22{a^2} – 15ab + 2{b^2} = 0 \cr} \)

Chọn \(b = 1\)  ta có phương trình

\(22{a^2} – 15a + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{  a = {1 \over 2} \hfill \cr  a = {2 \over {11}} \hfill \cr}  \right.\)

Với \(a = {1 \over 2},b = 1\) ta có đường thẳng \({1 \over 2}x + y + {5 \over 2} = 0 \Leftrightarrow x + 2y + 5 = 0\) (loại vì song song với AB).

Với \(a = {2 \over {11}},b = 1\) ta có đường thẳng \({2 \over {11}}x + y + {{31} \over {11}} = 0 \)

\(\Leftrightarrow 2x + 11y + 31 = 0\).

8..B

Giao điểm của \(\Delta \) và \(\Delta ‘\) có tọa độ thỏa mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  3x – 2y + 1 = 0 \hfill \cr  x + 3y – 2 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = \dfrac{1 } {11} \hfill \cr  y = \dfrac{7}{11} \hfill \cr}  \right.\)

Phương trình đường thẳng cần tìm

\(\eqalign{  & 1\left( {x – {1 \over {11}}} \right) – 2\left( {y – {7 \over {11}}} \right) = 0  \cr  &  \Leftrightarrow x – 2y + {{13} \over {11}} = 0  \cr  &  \Leftrightarrow 11x – 22y + 13 = 0. \cr} \)

Vậy \(a + b =  – 11\).

9..C

Cạnh hình vuông \(a = d\left( {AB,CD} \right) = d\left( {M,CD} \right) \)\(\,=\dfrac{{\left| {0 + 3 + 10} \right|}}{{\sqrt {4 + 9} }} = \sqrt {13} .\)

Diện tích hình vuông là \(S = {a^2} = 13\).

1.0.D

Theo giả thiết

\(\eqalign{  & {{\left| {m + 2\left( {m + 1} \right)} \right|} \over {\sqrt {1 + 4} .\sqrt {{m^2} + {{\left( {m + 1} \right)}^2}} }} = {1 \over {\sqrt 2 }}  \cr  &  \Leftrightarrow \sqrt 2 \left| {3m + 2} \right| = \sqrt 5 .\sqrt {2{m^2} + 2m + 1}   \cr  &  \Leftrightarrow 2\left( {9{m^2} + 12m + 4} \right) = 5\left( {2{m^2} + 2m + 1} \right)  \cr  &  \Leftrightarrow 8{m^2} + 14m + 3 = 0 \cr&\Leftrightarrow \left[ \matrix{  m =  – \dfrac{1 }{ 4} \hfill \cr  m =  – \dfrac{3 }{ 2} \hfill \cr}  \right. \cr} \)

Vậy \({m_1}{m_2} = \dfrac{3 }{ 8}\).

Advertisements (Quảng cáo)