Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 25.1, 25.2, 25.3, 25.4 trang 30 SBT Hóa 9: Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim ? Cho thí dụ minh hoạ

Bài 25. Tính chất của phi kim – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 25.1, 25.2, 25.3, 25.4 trang 30 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 25.1: Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là; Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim ? Cho thí dụ minh hoạ…

Bài 25.1: Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là

A. Flo, oxi, clo ;                                 B. Clo, oxi, flo ;

C. Oxi, clo, flo ;                                  D. Clo, flo, oxi

Đáp án C.


Bài 25.2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.

B. Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.

C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

Đáp án C.


Bài 25.3: 

Advertisements (Quảng cáo)

a) Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Hãy sắp xếp các phi kim sau theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học giảm dần : Br, Cl, F, I.

a) Mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ :

\({H_2} + {F_2}\buildrel {trong bóng tối} \over\longrightarrow 2HF\)

 \({H_2} + C{l_2}\buildrel {ánh sáng  hoặc{t^o}} \over\longrightarrow 2HCl\)

\( \to \) F hoạt động hóa học mạnh hơn Cl.

b) Mức độ hoạt động hoá học giảm dần theo thứ tự sau : F > C1 > Br > I.

Advertisements (Quảng cáo)