Bài 32.9: Cho kim loại Al có dư vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Dẫn khí tạo ra qua ống đựng CuO dư, nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
\({n_{HCl}} = 0,4(mol)\)
\(2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow (1)\)
\({H_2} + CuO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O(2)\)
Theo (1) và (2) ta có sơ đồ chuyển hóa:
6 mol HCl —> 3 mol \({H_2}\) —> 3 mol Cu
0,4 mol HCl x mol Cu
\(x = {{0,4 \times 3} \over 6} = 0,2(mol) \to {m_{Cu}} = 0,2 \times 64 = 12,8(gam)\)
\(H\% = {{11,52} \over {12,8}} \times 100\% = 90\% \)
Bài 32.10: Nung hỗn hợp CaC03 và MgC03 thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
Phương trình hóa học: \(CaC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CaO + C{O_2}\)
\(MgC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow MgO + C{O_2}\)
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
\({m_{CaC{O_3}}} = {m_{CaO}} + {m^,}_{C{O_2}};{m_{MgC{O_3}}} = {m_{MgO}} + {m^{,,}}_{C{O_2}}\)
\(\sum {{m_{C{O_2}}} = {{33,6} \over {22,4}} \times 44 = 66(gam)} \)
Advertisements (Quảng cáo)
\(\underbrace {{m_{CaC{O_3}}} + {m_{MgC{O_3}}}}_{{m_{hh}}} = {m_{CaO}} + {m_{MgO}} {m^,}_{C{O_2}} + {m^{,,}}_{C{O_2}}\)
\( = \sum {{m_{hai oxit}} + \sum {{m_{C{O_2}}} = 76 + 66 = 142(gam)} } \)
Lưu ý: trong một phản ứng, có n chất ( kể cả cất tham gia và chất tạo thành), nếu biết n-1 chất thì nên áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Bài 32.11*: Có hai lá kẽm khối lượng như nhau. Một lá cho vào dung dịch đồng(II) nitrat, lá kia cho vào dung dịch chì(II) nitrat. Sau cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng hay giảm là bao nhiêu gam ? Biết rằng trong cả 2 phản ứng trên, khối lượng kẽm bị hoà tan bằng nhau.
\(Zn + Cu{(N{O_3})_2} \to Zn{(N{O_3})_2} + Cu \downarrow \)
x mol x mol
Theo đầu bài ta có : 65x – 64x = 0,05
=> x = 0,05 (mol) ; mZn = 0,05 x 65 = 3,25 (gam).
Advertisements (Quảng cáo)
Zn + Pb(N03)2 ———-> Zn(N03)2 + Pb \( \downarrow \)
0,05 mol 0,05 mol
Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng: ( 0,05 x 207) – 3,25 = 7,1 (gam).
Bài 32.12: Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với khí clo dư thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 10% thu được 25,4 gam một muối.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp muối thu được.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,0 g/ml) cần dùng.
\(2Fe + 3C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2FeC{l_3}({M_{FeC{l_3}}} = 162,5gam)\)
x mol x mol
\(Cu + C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CuC{l_2}({M_{CuC{l_2}}} = 135gam)\)
y mol y mol
\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow ({M_{FeC{l_2}}} = 127gam)\)
x mol 2x mol x mol
Theo đề bài và phương trình hóa học trên ta có:
127x = 25,4 => 0,2 mol
162,5x + 135y = 59,5. Thay x= 0,2 vào phương trình, ta có:
32,5 + 135y = 59,5 => y = 0,2
\({m_{FeC{l_3}}} = 0,2 \times 162,5 = 32,5(gam);{m_{CuC{l_2}}} = 0,2 \times 135 = 27(gam)\)
Tính % khối lượng mỗi muối (học sinh tự tính).
b) maxit cần dùng =0,2 x 2 x 36,5 = 14,6(gam)
mdung dịch HCl =146(gam) => \({V_{{\rm{dd}}HCl}} = {{146} \over 1} = 146(ml)\)