Bài 16.1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu:
Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc…….vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc…… vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ (cố định / động).
Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc động vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc cố định vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ.
Bài 16.2. Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn B.
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Bài 16.3. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động,
C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn A.
Ròng rọc cố định
Bài 16.4. Hình vẽ 16.2 cho biết hệ thống chuông của một nhà thờ cổ.
a) Hãy cho biết hệ thống chuông này gồm những máy cơ đơn giản nào?
b) Khi kéo dây ở A thì các điểm C, D, E, G dịch chuyển như thế nào?
a) Hệ thống chuông này gồm những máy cơ đơn giản: Hai đòn bẩy (đòn bẩy EG và CH); ròng rọc B.
b) Khi kéo dây ở A thì điểm C bị kéo chuyển động về B.
Điểm D cũng bị kéo chuyển động cùng chiều C về B.
Điểm E cũng bị kéo chuyến động cùng chiều D.
Điểm G dịch chuyển ngược lại và đập vào chuông.
Bài 16.5*. Hãy thiết kế một hệ thống chuông chỉ gồm 1 ròng rọc và 1 đòn bẩy cho nhà thờ trên. Vẽ sơ đồ hệ thống chuông của em.
Có thể thiết kế phương án như hình vẽ (H.16.5G ) Hệ thống chuông chỉ gồm 1 ròng rọc B và đòn bẩy MN. Khi kéo dây AB đòn bẩy gắn búa ở N sẽ đánh vào chuông C.