Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 32.20, 32.21, 32.22 trang 42 SBT Hóa học 9: Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch khi cho C02 vào nước vôi trong

Bài 32. Ôn tập chương 3 – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 32.20, 32.21, 32.22 trang 42 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 32.20: X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hỗn hợp A chứa 2 muối X, Y với natri; Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch khi cho C02 vào nước vôi trong?…

Bài 32.20: X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hỗn hợp A chứa 2 muối X, Y với natri. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A phải dùng 150 ml dung dịch AgN03 0,2M. Xác định hai nguyên tố X và Y.

NaX + AgN03  —-> NaN03 + AgX

a mol  a mol            a mol     a mol

NaY + AgN03  —–> NaN03+ AgY

b mol  b moi             b mol     b mol

\({n_{AgN{O_3}}} = {{0,2 \times 150} \over {1000}} = 0,03(mol) \to {m_{AgN{O_3}}} = 0,03 \times 170 = 5,1(gam)\)

\({n_{NaN{O_3}}} = 0,03(mol) \to {m_{NaN{O_3}}} = 0,03 \times 85 = 2,55(gam)\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

2,2 + 5,1 = 2,55 + mkết tủa     —> mkết tủa = 4,75 (gam)

(108 + X)a + (108 + Y)b = 4,75 ; a + b = 0,03 (mol)

Xa + Yb + 15,1. Cho X > Y ; Xa + Xb > Xa + Yb > Ya + Yb

\(X > {{1,51} \over {0,03}} > Y \to X > 50,3 > Y\)

X và Y là các halogen liên tiếp, vậy đó là brom (80) và Cl (35,5).


Bài 32.21: Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại đệu có hoá trị III là X và Y (có tỉ lệ số mol là 1:1) tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí clo. Sau đó hoà tan toàn bộ muối tạo ra trong nước (dư) được 250 ml dung dịch. Xác định hai kim loại và nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch thu được.

Kí hiệu X,Y cũng là nguyên tử khối của 2 kim loại, số mol của 2 kim loại là a

Advertisements (Quảng cáo)

\(2X + 3C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2XC{l_3}\)

a mol  3a/2 mol    a mol

\(2Y + 3C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2YC{l_3}\)

a mol  3a/2 mol  a mol

Theo phương trình hóa học trên và dữ liệu đề bài, ta có :

\({{3a} \over 2} + {{3a} \over 2} = {{6,72} \over {22,4}} = 0,3(mol) \to a = 0,1(mol)\)

Xa + Ya = 8,3   —> 0,1(X + Y) = 8,3   —> X + Y = 83

Vậy X = 56 (Fe) và Y = 27 (Al)

\({C_{M(AlC{l_3})}} = {C_{M(FeC{l_3})}} = {{0,1} \over {0,25}} = 0,4(M)\)


Bài 32.22: Đem nung 6,7 gam hỗn hợp 2 muối CaC03 và XCO3 có tỉ lệ số mol là 1:2 đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm đi 3,3 gam. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua bình đựng 2,5 lít dung dịch nước vôi trong 0,02M.

a)  Xác định kim loại X

Advertisements (Quảng cáo)

b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch khi cho C02 vào nước vôi trong.

a) Khối lượng chất rắn giảm đi là khối lượng khí C02 bay ra

\({n_{C{O_2}}} = {{3,3} \over {44}} = 0,075(mol)\)

Phương trình hoá học của phản ứng:

\(CaC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CaO + C{O_2}\)

a mol                               a mol

\(XC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow XO + C{O_2}\)

2a mol                         2a mol

Theo phương trình hoá học trên và dữ kiện đề bài, ta có :

\(\left\{ \matrix{100a + (X + 60)2a = 6,7 \hfill \cr a + 2a = 0,075 \Rightarrow a = 0,025(mol) \hfill \cr} \right.\)

Giải hệ phương trình trên ta thu được : X = 24 (Mg).

b) \({n_{Ca{{(OH)}_2}}} = 0,02 \times 2,5 = 0,05(mol)\)

\(\underbrace 1_{CaC{O_3}} < \underbrace {{{{n_{C{O_2}}}} \over {{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}}_{CaC{O_3}\& Ca{{(HC{O_3})}_2}} < \underbrace 2_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}\)

\({{{n_{C{O_2}}}} \over {{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = {{0,075} \over {0,05}} = 1,5\)

Như vậy tạo thành 2 muối : CaC03 và Ca(C03)2

C02 + Ca(0H)2 —> CaC03 + H20

0,05    0,05            0,05         (mol)

Số mol C02 dư : 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol) nên có phản ứng

C02 + CaC03 + H20 —> Ca(HC03)

0,025 0,025                   0,025 (mol)

Dung dịch thu được có 0,025 mol Ca(HC03)2

\({C_{MCa{{(HC{O_3})}_2}}} = {{0,025} \over {0,25}} = 0,01(M)\)

Advertisements (Quảng cáo)