Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Toán 8

Bài 16, 17, 18 trang 7 SBT Toán 8 tập 2: Chứng tỏ các phương trình vô nghiệm

Bài 2 Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2. Giải bài 16, 17, 18 trang 7 Sách bài tập Toán 8 tập 2. Câu 16: Giải các phương trình sau…

Câu 16: Giải các phương trình sau:

a. \(3x + 1 = 7x – 11\)

b. \(5 – 3x = 6x + 7\)

c. \(11 – 2x = x – 1\)

d. \(15 – 8x = 9 – 5x\)

a. \(3x + 1 = 7x – 11\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow 3x – 7x =  – 11 – 1  \cr  &  \Leftrightarrow  – 4x =  – 12 \Leftrightarrow x = 3 \cr} \)

b. \(5 – 3x = 6x + 7\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow 5 – 7 = 6x + 3x  \cr  &  \Leftrightarrow  – 2 = 9x \Leftrightarrow x =  – {2 \over 9} \cr} \)

c. \(11 – 2x = x – 1\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow 11 + 1 = x + 2x  \cr  &  \Leftrightarrow 12 = 3x \Leftrightarrow x = 4 \cr} \)

d. \(15 – 8x = 9 – 5x\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow  – 8x + 5x = 9 – 15  \cr  &  \Leftrightarrow  – 3x =  – 6 \Leftrightarrow x = 2 \cr} \)


Câu 17: Chứng tỏ rằng các phương trình sau đây vô nghiệm:

a. \(2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\)

b. \(2\left( {1 – 1,5x} \right) + 3x = 0\)

c. \(\left| x \right| =  – 1\)

a. Ta có: \(2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\)

\( \Leftrightarrow 2x + 2 = 3 + 2x \Leftrightarrow 0x = 1\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy phương trình vô nghiệm.

b. Ta có: \(2\left( {1 – 1,5x} \right) + 3x = 0\)

\( \Leftrightarrow 2 – 3x + 3x = 0 \Leftrightarrow 2 + 0x = 0\)

Vậy phương trình vô nghiệm.

c. Vì \(\left| x \right| \ge 0\) nên phương trình \(\left| x \right| =  – 1\) vô nghiệm.


Câu 18: Cho phương trình (m2 – 4)x + 2 = m

Giải phương trình trong mỗi trường hợp sau:

a. m = 2

b. m = – 2

c. m = – 2,2

a. Khi m = 2, phương trình đã cho trở thành:

\(\eqalign{  & \left( {{2^2} – 4} \right)x + 2 = 2  \cr  &  \Leftrightarrow 0x + 2 = 2 \Leftrightarrow 2 = 2 \cr} \)

Vậy phương trình đã cho có vô số nghiệm.

b. Khi m = -2, phương trình đã cho trở thành:

\(\eqalign{  & \left[ {{{\left( { – 2} \right)}^2} – 4} \right]x + 2 =  – 2  \cr  &  \Leftrightarrow 0x + 2 =  – 2 \Leftrightarrow 0x =  – 4 \cr} \)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

c. Khi m = -2,2, phương trình đã cho trở thành:

\(\eqalign{  & \left[ {{{\left( { – 2,2} \right)}^2} – 4} \right]x + 2 =  – 2,2  \cr  &  \Leftrightarrow 0,84x + 2 =  – 2,2  \cr  &  \Leftrightarrow 0,84x =  – 2,2 – 2  \cr  &  \Leftrightarrow 0,84x =  – 4,2  \cr  &  \Leftrightarrow x =  – 5 \cr} \)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = -5

Advertisements (Quảng cáo)