Bài 10.5: Tính hoá trị của mỗi nguyên tố trong công thức hoá học của các hợp chất sau, biết nhóm (NO3) hoá trị I và nhóm (CO3) hoá trị II :
Ba(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ;
CuCO3 ; Li2CO3.
Trả lời
Ba hoá trị (II), Fe hoá trị (III), Cu hoá trị (II), Li hoá trị (I).
Bài 10.6: Lập công thức hoá học của những hợp chất hai nguvên tố như sau :
P(III) và H ; P(V) và O ;
Advertisements (Quảng cáo)
Fe(III) và Br(I) ; Ca và N(III).
Trả lời
Gợi ý làm nhanh các bài tập lập công thức hoá học dạng AxBy khi biết hoá trị a, b. Lập tỉ lệ và nhẩm tính theo ba trường hợp sau :
1 ) Khi a = b thì X = y = 1
Advertisements (Quảng cáo)
2 ) Khi a = 1 thì X = b và y = 1
hoặc b = 1 thì X = 1 và y = a
3) Khi a khác b và đều >= 2 thì X = b và y = a.
Nếu cả hai a và b là số chẵn, hoặc có ước số chung, thì rút gọn lấy số đơn giản nhất.
PH3 ; P205 ; FeBr3 ; Ca3N2
Bài 10.7: Lập công thức hoá học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau :
Ba và nhóm (OH); AI và nhóm (NO3).
Cu(II) và nhóm (CO3); Na và nhóm (PO4)(III)
Trả lời
Ba(OH)2 ; Al(NO3)3 ; CuCO3 ; Na3PO4.