Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 69, 70, 71 trang 83 SBT Toán lớp 7 tập 1: Giả sử A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số y = 3x + 1. Tìm tung độ của A nếu hoành độ của nó bằng 2/ 3 ?

Bài Ôn tập chương 2 – Hàm số và đồ thị Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Giải bài 69, 70, 71 trang 83 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 69: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ của các hàm số…

Câu 69: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ của các hàm số:

a) y = x                   b) y = 2x                    c) y = -2x

a) Vẽ đồ thị y = x.

Đồ thị đi qua O(0; 0). Cho x = 1 \( \Rightarrow \) y =1.

Ta có: A(1; 1). Vẽ đường thẳng OA ta có đồ thị hàm số.

b) Vẽ đồ thị y = 2x.

Đồ thị đi qua O(0;0). Cho x = 1 \( \Rightarrow \) y =2.

Ta có: B(1;2). Vẽ đường thẳng OB ta có đồ thị hàm số.

c) Vẽ đồ thị y = -2x.

Advertisements (Quảng cáo)

Đồ thị đi qua O(0;0). Cho x = 1 \( \Rightarrow \) y = -2.

Ta có: C(1;-2). Vẽ đường thẳng OC ta có đồ thị hàm số.


Câu 70: Cho hàm số \(y = 5{{\rm{x}}^2} – 2\). Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số trên:

\(A\left( {{1 \over 2}; – {3 \over 4}} \right),B\left( {{1 \over 2}; – 1{3 \over 4}} \right),C\left( {2;18} \right)\)

Thay hoành độ điểm A vào công thức hàm số, ta có:

Advertisements (Quảng cáo)

\(y = 5.{\left( {{1 \over 2}} \right)^2} – 2 = {5 \over 4} – 2 = {5 \over 4} – {8 \over 4} = {{ – 3} \over 4} = {y_A}\)

Vậy \({\rm{A}}\left( {{1 \over 2}; – {3 \over 4}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số.

Thay hoành độ điểm B vào công thức hàm số, ta có:

\(y = 5.{\left( {{1 \over 2}} \right)^2} – 2 = {5 \over 4} – 2 = {5 \over 4} – {8 \over 4} = {{ – 3} \over 4} \ne {y_B}\)

Vậy điểm B không thuộc đồ thị hàm số

Thay hoành độ điểm C vào công thức hàm số, ta có:

\(y = {5.2^2} – 2 = 5.4 – 2 = 20 – 2 = 18 = {y_C}\)

Vậy C(2;18) thuộc đồ thị hàm số.

Câu 71: Giả sử A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số y = 3x + 1.

a) Tung độ của A bằng bao nhiêu nếu hoành độ của nó bằng \({2 \over 3}\)?

b) Hoành độ của B bằng bao nhiêu nếu tung độ của nó bằng –8?

Cho hai điểm A, B thuộc đồ thị hàm số y = 3x + 1

a) Ta có:

\({{\rm{x}}_B} = {2 \over 3} \Rightarrow {y_{A2}} = 3.{2 \over 3} + 1 = 2 + 1 = 3\)

b) Ta có:

\({y_B} =  – 8 \Rightarrow {x_B} = {{y – 1} \over 3} = {{ – 8 – 1} \over 3} = {{ – 9} \over 3}\)

Advertisements (Quảng cáo)