Trang Chủ Sách bài tập lớp 6 SBT Toán 6

Bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 trang 28 SBT Toán lớp 6 tập 1: Tìm ước chung của hai số n + 3 và 2n + 5 với n ∈ N.

Bài 16 Ước chung và bội chung Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1. Giải bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 trang 28 Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1. Câu 16.1: Điền các từ thích hợp (ước chung, bội chung) vào chỗ trống…

Câu 16.1: Điền các từ thích hợp (ước chung, bội chung) vào chỗ trống:

a) Nếu a ⋮ 15 và b ⋮ 15 thì 15 là … của a và b.

b) Nếu 8 ⋮ a và 8 ⋮ b thì 8 là … của a và b.

a) Ước chung.

b) Bội chung.

Câu 16.2: Gọi A là tập hợp các ước của 72, gọi B là tập hợp các bội của 12. Tập hợp A ∩ B là:

(A) \(\left\{ {24;36} \right\}\);                     (B) \(\left\{ {12;24;36;48} \right\}\);

Advertisements (Quảng cáo)

(C) \(\left\{ {12;18;24} \right\}\);              (D) \(\left\{ {12;24;36} \right\}\).

Hãy chọn phương án đúng.

Chọn (D) \(\left\{ {12;24;36} \right\}\).

Câu 16.3: Tìm ước chung của hai số n + 3 và 2n + 5 với n ∈ N.

Advertisements (Quảng cáo)

Gọi d là ước chung của n + 3 và 2n + 5.

Ta có n + 3 ⋮ d và 2n + 5 ⋮ d.

Suy ra (2n + 6) – (2n + 5) ⋮ d \( \Rightarrow \) 1 ⋮ d.

Vậy d = 1.

Câu 16.4: Số 4 có thể là ước chung của hai số n + 1 và 2n + 5 (n ∈ N) không?

Giả sử 4 là ước chung của n + 1 và 2n + 5.

Ta có n + 1 ⋮ 4 và 2n + 5 ⋮ 4.

Suy ra (2n + 5) – (2n + 2) ⋮ 4 \( \Rightarrow \) 3 ⋮ 4, vô lí.

Vậy số 4 không thể là ước chung của n + 1 và 2n + 5.

Advertisements (Quảng cáo)