Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Vật Lý 12

Bài 36.1, 36.2, 36.3, 36.4, 36.5, 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 106, 107 SBT Vật Lý 12: Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?

Bài 36 Năng lượng liên kết của hạt nhân phản ứng hạt nhân Sách bài tập  Vật Lí 12. Giải bài 36.1 – 36.9 trang 106, 107 Sách bài tập Vật Lí 12. Lực hạt nhân là lực nào sau đây?; Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?

36.1.Lực hạt nhân là lực nào sau đây ?

A. Lực điện.

B. Lực từ

C. Lực tương tác giữa các nuclôn.

D. Lực tương tác giữa các thiên hà.

36.2.   Độ hụt khối của hạt nhân \({}_Z^AX\) là

A. \(\Delta m = N{m_n} – Z{m_p}\)

B.\(\Delta m =m- N{m_p} – Z{m_p}\)

C. \(\Delta m =( N{m_n} – Z{m_p})-m\)

D. \(\Delta m = Z{m_p}-N{m_n}\).

với N = A – Z ; m, mp, mn lần lượt là khối lượng hạt nhân, khối lượng prôtôn và khối lượng nơtron.

36.1 36.2
C C

36.3. Chọn câu đúng. Năng lượng liên kết của một hạt nhân

Advertisements (Quảng cáo)

A. có thể dương hoặc âm.

B. càng lớn thì hạt nhân càng bền.

C. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền.

D. có thể bằng 0 với các hạt nhân đặc biệt.

36.4. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?

A. Năng lượng liên kết.               B. Năng lượng liên kết riêng.

C. Số hạt prôtôn.                          D. Số hạt nuclôn.

36.5. Hãy chỉ ra phát biểu sai.

Advertisements (Quảng cáo)

Trong một phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn

A. năng lượng toàn phần.                    B. điện tích,

C. động năng.                                         D. số nuclôn.

36.6.      Xác định hạt X trong phương trình sau : \({}_9^{19}F + {}_1^1H = {}_8^{16}O + X\)

A. \({}_2^3He \)    B.  \({}_2^4He \)      C.  \({}_1^2H \)     D. \({}_1^3H \)

36.7. Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân ?

A. kilôgam.                                     B. miligam

C. gam.                                          D. u.

36.8. Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mvà hạt a có khối lượng ma. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt a ngay sau phân rã bằng?

A. \({{{m_B}} \over {{m_\alpha }}}\)

B.  \(({{{m_B}} \over {{m_\alpha }}})^2\)

C. \(({{{m_\alpha }} \over {{m_B}}})^2\)

D.\({{{m_\alpha }} \over {{m_B}}}\)

36.9. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau ; số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

B. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kẽ: riêng của hạt nhân Y.

D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.

36.3 36.4 36.5 36.6 36.7 36.8 36.9
D D C B A D D

Advertisements (Quảng cáo)