Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Vật Lý 12

Bài 38.7, 38.8, 38.9, 38.10 trang 114 SBT Lý 12: Nếu phân hạch 1 kg 235Uthì năng lượng toả ra bằng bao nhiêu ?

Bài 38 Phản ứng phân hạch SBT Lý lớp 12. Giải bài 38.7, 38.8, 38.9, 38.10 trang 114 Sách bài tập Vật Lí 12. Cho rằng trong phản ứng phân hạch của một hạt nhân…; Nếu phân hạch 1 kg 235Uthì năng lượng toả ra bằng bao nhiêu ?

Bài 38.7: Cho rằng trong phản ứng phân hạch của một hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) sau khi bắt nơtron thì năng lượng toả ra là 210 MeV. Tính tổng khối lượng (theo đơn vị khối lượng nguyên tử u) của các hạt được tạo ra trong phản ứng này.Lấy khối lượng của hạt nhân, tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng số khối của hạt nhân đó. Cho 1 u = 931 MeV/c2 ; c = 3.108 m/s, khối lượng của hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) là 234,9933 u và của nơtron là 1,0087 u.

Gọi ∆m là độ hụt khối và ∆E là năng lượng toả ra trong phản ứng phân hạch, ta có :

\(\eqalign{
& \Delta E = \Delta m{c^2} \Rightarrow \Delta m = {{\Delta E} \over {{c^2}}} = 210MeV/{c^2} \cr
& 1u = 931MeV/{c^2} \cr} \)

Do đó: \(\Delta m = {{210} \over {930}}u = 0,2255u\)

Tổng khối lượng các hạt ríhân được tạo ra trong phản ứng này là :

\(\sum {m = } 234,9933u + 1,0087u – 0,2255u = 235,7765u\)

Bài 38.8: Cho phản ứng phân hạch sau :

\({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{92}^{236}U* \to {}_{39}^{94}Y + {}_{53}^{139}I + 3{}_0^1n\)

Tính năng lượng toả ra trong phản ứng này.

Cho khối lượng của các hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) , \({}_{39}^{94}Y\) ,\( {}_{53}^{139}I\) và của nơtron lần lượt là mU= 234,9933 u ; mY = 93,8901 u ; mI = 138,8970 u và mn = 1,0087 u; 1u = 1,66055.10-27 kg ; c = 3.108 m/s.

Advertisements (Quảng cáo)

 Tổng khối lượng của các hạt nhân trước phân hạch :

1,0087 u + 234,9933 u = 236,002 u

Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phân hạch.

93,8901 u + 138,8970 u + 3.1,0087 u = 235,8132 u

Độ hụt khối :

236,002 u – 235,8132 u = 0,1888 u

Năng lượng toả ra :

Advertisements (Quảng cáo)

931.0.1888 = 175,7728 MeV

Bài 38.9: Cho phản ứng phân hạch :

\({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{42}^{95}Mo + {}_{57}^{139}La + {}_{ – 1}^0n + X3{}_0^1n\)

a) Tính X. Tại sao có cả \({}_0^1n\) ở vế phải và vế trái của phương trình phản ứng !

b)  Tính năng lượng toả ra theo đơn vị MeV.

Cho khối lượng của các hạt nhân \({}_{92}^{235}U\), \({}_{42}^{95}Mo\),\( {}_{57}^{139}La\) và của nơtron lần lượt là mu= 234,9933 u ; mMo = 94,8823 u ; mLa = 138,8706 u và mn = 1,0087 u; 1u = 931 Mev/c2 ; c = 3.108 m/s.

a) X = 2. Hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) bắt một nơtron, sau đó bị phân hạch, tạo ra các hạt nhân con và phát ra 2 nơtron. Do đó, nơtron có mặt ở cả hai vế của phương trình phản ứng.

Độ hụt khối :

(234,9933 u + 1,0087 u) – (94,8823 u + 138,8706 u + 2. 1,0087 u) = 0,2317 u

Năng lượng toả ra : 931.0.2317 = 215,7127 MeV

Bài 38.10: Phân hạch một hạt nhân 235U trong lò phản ứng sẽ toả ra năng lượng 200 MeV/1 hạt nhân.

a)   Nếu phân hạch 1 kg 235Uthì năng lượng toả ra bằng bao nhiêu ?

b)   Cần phải đốt một lượng than bằng bao nhiêu đê có một nhiệt lượng tương đương ?

Cho năns suất toả nhiệt của than : 2,93.107 J/kg.

a) 5,13.1026 MeV.

b) 2 800.103 kg.

Advertisements (Quảng cáo)