Bài 6: Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt. Hãy dựa vào hiện tượng chênh lệch giữa nồng độ khí O2 và CO2 hoà tan trong nước và cường độ ánh sáng của lớp nước bề mặt so với các lớp nước phía dưới để giải thích hiện tượng trên.
– Không khí khuếch tán vào lớp nước bề mặt. Càng xuống lớp nước sâu, nồng độ các khí hoà tan đó (O2 và CO2) càng giảm. Tuy nhiên, khí hình thành từ quá trình hô hấp kị khí ở đáy hồ thường cao hơn lớp nước bề mặt. Ví dụ : khí mêtan.
– Thực vật có khả năng quang hợp (sử dụng nhiều CO2 trong quang hợp) phân bố nhiều ở lớp nước bề mặt nơi có nhiều ánh sáng và nồng độ khí khuếch tán từ không khí vào cao.
Bài 7: Nước có đặc điểm gì khác môi trường trên cạn mà nhờ đó sinh vật thuỷ sinh có đặc điểm :
– Các thú ở nước có bộ xương nhẹ hơn bộ xương của thú trên cạn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Cây sống ngập trong nước không có cấu tạo gỗ phát triển.
– Nước có khả năng nâng đỡ, góp phần nâng đỡ cơ thể động vật và thực vật. Do vậy, bộ xương của thú sống trong nước không nặng và rắn chắc như thú sống trên cạn. Tương tự, cây sống ngập trong nước cũng không phát triển cấu tạo gỗ, cấu tạo nâng đỡ cây, như cây gỗ sống trên cạn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Ngoài ra, cây sống trong nước do hấp thụ nước không phải chỉ từ rễ mà qua toàn bộ bề mặt cơ thể, do vậy cấu tạo của mạch gỗ không phát triển.
Bài 8: Càng xuống dưới lớp nước sâu, áp suất càng-tăng lên. Hãy cho biết cá sống ở lớp nước sâu (ví dụ ở đáy đại dương) thường có những đặc điểm thích nghi như thế nào với môi trường có áp suất cao để có thể di chuyển dễ dàng.
Lời giải
Dưới lớp nước sâu có áp suất cao, do, vậy có ít sinh vật có khả năng sinh sống. Những động vật sống dưới lớp nước sâu có các đặc điểm giảm ma sát với nước như cơ thể thuôn dài, nhỏ dẹp, có da trơn… và đôi khi có phao nổi giúp cho chúng có khả năng ngoi lên lớp nước phía trên.
Bài 9: Hãy nêu sự khác nhau của môi trường nước và môi trường trên cạn dựa vào các đặc điểm như độ nhớt, sức nổi (khả năng nâng đỡ), sự thay đổi của nhiệt độ, nồng độ không khí, nước và ion, cường độ ánh sáng và áp suất.
Đặc điểm |
Môi trường nước |
Môi trường trên cạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đặc điểm |
Môi trường nước |
Môi trường trên cạn |
Độ nhớt |
Nước có độ nhớt cao, giúp sinh vật di chuyển dễ dàng. |
Độ nhớt thấp. |
Sức nổi (khả năng nâng đỡ) |
Nước có khả năng nâng đỡ sinh vật sống trong đó |
Không khí không có khả năng nâng đỡ sinh vật. |
Nhiệt độ |
Nhiệt độ nước ổn định, càng xuống lớp nước sâu càng ổn định. |
Nhiệt độ không ổn định. |
Khí hoà tan |
Nồng độ khí hoà tan thấp. Lớp nước bề mặt có lượng khí O2 và CO2 khuếch tán từ không khí vào cao hơn lớp nước sâu. |
Nồng độ cao. Nồng độ khí O2 và CO2 không hạn chế đối với sinh vật (khoảng 20% là khí O2 và 0,03% là khí CO2). |
Nước |
Lượng nước khác nhau giữa các vùng và từng thời gian là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi đời sống sinh vật. |
Độ ẩm không khí luôn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. |
lon |
Nước mặn có nồng độ ion cao hơn nước ngọt. |
Đất có chứa nhiều loại ion khác nhau. Đất màu mỡ có nhiều ion dinh dưỡng như K, N, P… |
Ánh sáng |
Nước phản chiếu ánh sáng. Lớp nước bề mặt có cường độ chiếu sáng cao hơn lớp nước sâu. Phân bố từ lớp nước bề mặt xuống lớp sâu là các tia sáng : đỏ, da cam, vàng, lục, xanh da trời, tím. |
Ánh sáng xuyên qua lớp không khí, càng lên lớp không khí trên cao, ánh sáng càng mạnh. Càng gần vùng xích đạo, cường độ ánh sáng mặt trời – càng mạnh. Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố và đặc điểm của sinh vật. |
Áp suất |
Áp suất trong nước cao hơn trong không khí và lớp nước sâu có áp suất cao hơn lớp nước trên mặt. |
Áp suất không khí thấp hơn áp suất nước, càng lên cao thì áp suất càng giảm. |