Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Sinh học 12

Bài 18, 19, 20, 21, 22 trang 128 SBT Sinh 12: Hãy chỉ ra các đặc điểm sinh học của chim thể hiện sự thích nghi với điều kiện bay ?

Giải bài 18, 19, 20, 21, 22 trang 128 Sách bài tập Sinh học 12. Chương VIII Cá thể và quần thể sinh vật. Câu 18: Nhiều loài cây sống trong môi trường có khí hậu lạnh thường có đặc điểm là lá nhỏ (ví dụ lá thông, linh sam…); Hãy chỉ ra các đặc điểm sinh học của chim thể hiện sự thích nghi với điều kiện bay ?

Bài 18: Nhiều loài cây sống trong môi trường có khí hậu lạnh thường có đặc điểm là lá nhỏ (ví dụ lá thông, linh sam…), hoặc lá tiêu giảm và biến thành gai. Em hãy giải thích hiện tượng thích nghi trên.

Cây có lá nhỏ, lá tiêu giảm và biến thành gai góp phần hạn chế cường độ thoát hơi nước và tiết kiệm năng lượng, tránh cho nước trong tế bào lá bị đông cứng khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp.

Bài 19: Đa số thực vật sống trên cạn hút nước từ môi trường ngoài vào cơ thể qua lông hút ở rễ, nhưng cũng có nhiều loài như nấm mốc, tảo và nhiều loài thực vật sống trong nước hút nước qua phần lớn bề mặt cơ thể. Hãy giải thích đặc điểm thích nghi với khả năng hút nước đó

 Do đặc điểm của môi trường nước không giống môi trường trên cạn (cây lấy nước chủ yếu trong đất qua rễ cây), nhiều loài thuỷ sinh trao đổi nước qua diện tích bề mặt cơ thể bằng hình thức thấm qua lớp tế bào biểu bì. Những loài cây này không có hệ rễ và mạch dẫn phát triển.

Bài 20: Chim có đời sống thích nghi rất phong phú. Hãy chỉ ra các đặc điểm sinh học của chim thể hiện sự thích nghi với :

– Điều kiện bay.

– Khả năng trao đổi khí khi bay.

– Khả năng cân bằng nước.

– Khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể.

 Chim có các đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn như:

– Thân hình thoi ⟶ giảm sức cản không khí khi bay.

– Chi trước biến thành cánh ⟶ quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

– Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau ⟶ giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

Advertisements (Quảng cáo)

– Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng ⟶ làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

– Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp ⟶ giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

– Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ⟶ làm đầu chim nhẹ.

– Cổ dài khớp đầu với thân ⟶ phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

– Khả năng trao đổi khí khi bay: Càng lên cao , không khí càng loãng ⟹ Chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí ⟹ Phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra ngoài phổi đi vào 9 túi khí. Những cuống phổi nhỏ trong phổi lại phân nhánh nhiều lần tạo thành một mạng ống khí được gọi là hệ thống mao quản khí, xung quanh là hệ thống mao quản huyết ⟶ tạo diện tích trao đổi khí lớn.

Chim có những những đặc điểm cơ bản để thích nghi với đời sống như sau:

– Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh để thích nghi với sự bay lượn trên không. Chi sau biển đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây.

– Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân

Advertisements (Quảng cáo)

– Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn chắc. Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.

– Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu não, thuỳ thị giác, tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ

– Thính giác nhạy. Mắt lớn, là cơ quan định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển

– Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn

– Hô hấp bằng phổi. Hệ thông túi khí phát triển len lỏi vào giữa các nội quan, cơ dưới da. Túi khí giúp cơ thể chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, chủ yếu hô hấp trong khi bay

– Cơ quan hô hấp của chim có những biến đổi rất lớn, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí cao khi chim bay.

– Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng, không có ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể

Bài 21: Nhiều loài thực vật có khả năng hồi sinh sau khi gặp điều kiện khô hạn khắc nghiệt. Em hãy lấy ít nhất 2 ví dụ minh hoạ cho hiện tượng này, đồng thời chỉ ra những đặc điểm thích nghi đã giúp cho chúng có khả năng phục hồi đó.

Đặc điểm thích nghi của thực vật với điều kiện khô hạn rất phong phú, học sinh có thể trình bày về các đặc điểm thích nghi như thân ngầm trong đất tránh được điều kiện thiếu nước (cỏ tranh), phát triển hạt và vỏ hạt dày giúp cây tồn tại qua thời gian khô hạn (các cây có hạt)


Bài 22

Hình bên minh hoạ sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày tại 2 địa điểm : dưới tán rừng (1) và vùng trống trong rừng (2).

–  Quan sát đồ thị và mô tả sự thay đổi nhiệt độ tại 2 địa điểm khác nhau trong rừng.

–  Hãy nêu 2 nhân tố sinh thái (ngoài nhân tố nhiệt độ) cũng có thể thay đổi ở 2 địa điểm trên. Mô tả sự thay đổi của mỗi nhân tố sinh thái đó.

– Hãy chỉ ra đặc điểm thích nghi nổi bật của thực vật thích nghi với môi trường ánh sáng ở mỗi địa điểm.

–  Qua đồ thị, học sinh nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ giữa hai điểm là dưới tán rừng và vùng trống không có cây rừng, trong đó nhiệt độ ở vùng trống cao hơn và thay đổi nhiều hơn.

–  Ngoài nhiệt độ, trong rừng còn có các nhân tố sinh thái khác thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm như ánh sáng và độ ẩm.

–  Đặc điểm của thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng

Đặc điểm

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Nơi phân bố

Cây mọc nơi trống trải, hoặc là cây có thân cao, tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng…

Cây mọc dưới tán của cây khác hoặc trong hang, nơi bị các công trình như nhà cửa… che bớt ánh sáng…

Thân cây

–   Cây mọc nơi trống trải có cành phát triển đều ra các hướng. Cây thuộc tầng trên của tán rừng có thân cao, cành cây tập trung ở phần ngọn.

–   Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.

– Thân cây thấp, phụ thuộc vào chiều cao của tầng cây và các vật che chắn bên trên.

-Thân cây có vỏ mỏng, màu thẫm.

Lá cây

–   Phiến lá dày, có nhiều lớp tế bào mô giậu.

–   Lá cây có màu xanh nhạt. Hạt lục lạp có kích thước nhỏ.

–   Phiến lá mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào mô giậu.

–   Lá cây có màu xanh sẫm. Hạt lục lạp có kích thước lớn.

Advertisements (Quảng cáo)