Bài 7: Hãy tìm đặc điểm giống và khác nhau về trao đổi khí giữa động vật sống trên cạn và dưới nước. Hãy giải thích sự khác nhau đó của sinh vật thích nghi với môi trường sống của chúng.
– Đặc điểm giống nhau : Nhiều sinh vật ở nước và sinh vật trên cạn đều có cơ quan lấy khí riêng biệt như phổi (ví dụ, phổi của thú trên cạn và phổi của cá voi ở dưới nước)
– Đặc điểm khác nhau :
+ Động vật sống dưới nước có khí hoà tan thấp, có khả năng hấp thu khí qua da và mang… làm tăng diện tích lấy khí trên bề mặt cơ thểệ
+ Động vật thuỷ sinh thường xuyên di chuyển và cử động vây, chi tạo dòng nước chuyển động quanh mình, làm tăng khả năng trao đổi khí.
+ Trong điều kiện thiếu không khí, động vật thuỷ sinh ngoi lên mặt nước đớp không khí.
Bài 8: Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể tăng và giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Advertisements (Quảng cáo)
Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể sinh vật thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như :
– Nguồn sống có trong môi trường (thức ăn, nơi ở..).
– Tiềm năng sinh học của loài (loài có tiềm năng sinh học cao sử dụng hết ít nguồn sống nhưng sức sinh sản lớn, ngược lại loài có tiềm năng sinh học thấp sử dụng nhiều nguồn sống nhưng sức sinh sản thấp).
– Cấu trúc tuổi (quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sinh sản).
Advertisements (Quảng cáo)
– Mùa sinh sản, mùa di cư (cá thể từ nơi khác tới sống trong quần thể hoặc từ quần thể tách ra sống ở nơi khác).
Bài 9: Vì sao nhiều quần thể sinh vật không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học ?
Nhiều quần thể sinh vật không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học là do trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng hoàn toàn thuận lợi
cho sự tăng trưởng của quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống và ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì di cư và tử vong luôn xảy ra.
Bài 10: Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ, lúc đầu số lượng thỏ tăng nhanh nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng thỏ càng ít thay đổi.
– Hãy nêu các nguyên nhân dẫn tới số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu.
– Những nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số cá thể thỏ ?
– Nguyên nhân dẫn tới số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi…môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao. Số cá thể mới sinh ra cao hơn số tử vong
– Nguyên nhân làm giảm dần mức độ tăng số cá thể thỏ là do khi số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều..dẫn tới dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… ngày một gay gắt. Trong điều kiện sống khó khăn, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên.