Bài 23: Trứng của nhiều loài động vật có vỏ cứng bao bọc, đây là một đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống trên cạn. Em hãy phân tích đặc điểm thích nghi nào của “vỏ trứng giúp chúng có khả năng thích nghi với môi trường trên cạn.
Nhiều loài động vật như bò sát, chim và một số động vật không xương ống như nhện và nhiều côn trùng… đẻ trứng. Trứng giúp động vật thích nghi ới môi trường trên cạn là : Trứng có vỏ cứng bao bọc, vỏ trứng có khả năng trao đổi khí nhưng ngăn cản nước thấm qua, trong trứng có noãn và nhiều chất dự trữ nuôi noãn. Trứng thụ tinh phát triển phôi và nở ra cá thể non. Nhờ có cấu tạo trứng mà noãn và các giai đoạn phát triển phôi tránh được điều kiện khô hạn của môi trường.
Bài 24: Hãy kể tên và nêu ví dụ minh hoạ của ít nhất 2 mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các sinh vật trong quần thể.
– Các cá thể trâu rừng hỗ trợ nhau trong đàn, hỗ trợ giữa các cây thông trong rừng thông chống gió bão
– Cạnh tranh giành ánh sáng và nước giữa các cây bạch đàn trong rừng bạch đàn dẫn đến tỉa thưa tự nhiên, cạnh tranh giành con mồi giữa các cá thể trong đàn sói.
Bài 25: Hãy sử dụng hình vẽ để mô tả sự phân bố cá thể trong quần thể
Gồm 3 kiểu phân bố:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Phân bố theo nhóm:(a)
– Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù …)
2. Phân bố đồng đều:(b)
– Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.
3. Phân bố ngẫu nhiên:(c)
– Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 26: Một nhà sinh thái học nghiên cứu kích thước quần thể côn trùng nhện vuốt bám ven một dòng sông, trong một khu rừng nhiệt đới bằng phương pháp “bắt, đánh dấu, thả và bắt lại…”. Lần nghiên cứu đầu tiên, ông dự đoán quần thể nhện có 8 cá thể trong khu vực nghiên cứu. Tới lần nghiên cứu sau, ông sử dụng cùng một phương pháp, sau khi tính toán, ông cho rằng kích thước quần thể nhện là 50. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích vì sao kích thước quần thể nhện lần nghiên cứu sau lại cao hơn nhiều lần turớc. Mặc dù, thời gian giữa hai lần nghiên cứu là rất ngắn, không đủ cho chu kì sinh sản của loài nhện đó. Hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước của quần thể sinh vật.
Kích thước quần thể phụ thuộc vào 4 yếu tố : 2 yếu tố làm tăng số cá thể là mức độ sinh sản và nhập cư, 2 yếu tô làm giảm sô cá thể là mức độ tử vong và xuất cư. Trong trường hợp này, loại trừ khả năng tăng mức độ sinh sản thì câu trả lời là do hiện tượng nhập cư gây nên.
Bài 27: Hình bên mô tả sinh trưởng quần thể của loài thỏ được đưa về nuôi trong một khu đồng cỏ.
Hãy :
– Mô tả sự tăng trưởng quần thể trong hai nặm đầu.
– Khi nào thì kích thước quần thể ổn định.
– Chỉ ra những nhân tố nào của môi trường có thể làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động vào năm thứ tư và các năm tiếp theo.
Lời giải
– Hai năm đầu do nguồn sống của môi trường dồi dào, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
– Từ sau năm thứ hai và năm thứ ba, quần thể có số lượng cá thể ổn định.
– Vào năm thứ tư và tiếp theo, số lượng cá thể của quần thể có thể dao động, tuy nhiên luôn dao động quanh trạng thái ổn định và cân bằng (cân bằng là khi quần thể sử dụng hết một lượng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường). Những nhân tố làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động quanh trạng thái cân bằng là : Các nhân tố vô sinh (như các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nơi ở…) và nhân tố hữu sinh (như thực vật cung cấp thức ăn và các loài là kẻ thù của thỏ.)
Khi quần thể có số lượng cá thể suy giảm thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tác động thuận lợi làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao hơn mức ổn định, làm mất trạng thái cân bằng của quần thể thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh sẽ tác động bất lợi làm giảm khả năng sinh sản và tăng mức tử vong của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.