1: Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn
a) Đoạn tả lá bàng
Tả sự thay đổi của lá bàng
b) Đoạn tả cây sồi
– Tả sự thay đổi của cây sồi già
– Hình ảnh so sánh
– Hình ảnh nhân hóa
Advertisements (Quảng cáo)
2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của một cây mà em yêu thích
1: Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn
a) Đoạn tả lá bàng
Advertisements (Quảng cáo)
– Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
– Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
– Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
– Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích
Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm …