Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 6.13, 6.14, 6.15, 6.16, 6.17, 6.18 trang 56,57 SBT Hóa học 12: Viết phương trình hoá học chuyển hoá nguyên tử Na thành ion Na+ và ngược lại ?

Bài 25 Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm SBT Hóa lớp 12. Giải bài 6.13 – 6.18 trang 56,57 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Giải thích ngắn gọn…; Viết phương trình hoá học chuyển hoá nguyên tử Na thành ion Na+ và ngược lại ?

Bài 6.13: Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.

Điện tích hạt nhân nguyên tử càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, electron liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ nên càng dễ tách ra khỏi nguyên tử, do đó năng lượng ion hoá nguyên tử càng nhỏ.

Điện tích hạt nhân càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, lực hút của hạt nhân nguyên tử này với lớp vỏ electron của nguyên tử khác ở lân cận nhau càng yếu, các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau càng kém chặt chẽ, do đó khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng thấp.

Bài 6.14: a) Viết phương trình hoá học chuyển hoá nguyên tử Na thành ion Na+ và ngược lại.

b)   Dẫn ra 3 phản ứng hoá học trong đó nguyên tử Na bị oxi hoá thành ion Na+ và 1 phản ứng hoá học trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tử Na.

a) Na+ + 1e → Na

b) Phản ứng oxi hóa Na thành Na+: Na tác dụng với phikim, với dung dịch axit, với nước.

Phản ứng khử Na+ thành Na: Điện phân NaCl hoặc NaOH nóng chảy.

Bài 6.15: Ion Na+ có bị khử hay không khi thực hiện các phản ứng sau :

a)  Điện phân NaOH nóng chảy ?

b)  Điện phân NaCl nóng chảy ?

c)  Điện phân dung dịch NaCl ?

d)   Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl ?

Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra.

Advertisements (Quảng cáo)

Na+ bị khử khi điện phân NaOH, NaCl nóng chảy và không bị khử khi điện phân dd NaCl, khi NaOH tác dụng với HCl

\(\eqalign{
& 4NaOH\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow 4Na + {O_2} + 2{H_2}O \cr
& 2NaCl\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow 2Na + C{l_2} \cr
& 2NaCl + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} + C{l_2} \cr
& NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O \cr} \).

Bài 6.16: Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoàn thành chuỗi chuyển hoá sau :

\(X\buildrel {\left( 1 \right)} \over
\longrightarrow C{l_2}\buildrel {\left( 2 \right)} \over
\longrightarrow X\buildrel {\left( 3 \right)} \over
\longrightarrow Y\buildrel {\left( 4 \right)} \over
\longrightarrow Z\buildrel {\left( 5 \right)} \over
\longrightarrow X\buildrel {\left( 6 \right)} \over
\longrightarrow NaN{O_3}\)

Biết X, Y, Z đều là hợp chất của natri.

Theo sơ đồ ta có:

X: NaCl                       Y: NaOH                    Z: Na2CO3

\((1)2NaCl\buildrel {đpnc} \over
\longrightarrow 2Na + C{l_2}↑\)

Advertisements (Quảng cáo)

(2) 2Na + Cl2 → 2NaCl

\((3)2NaCl + 2{H_2}O\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{có\,màng\,ngăn\,xốp}^{đp{\rm{dd}}}} 2NaOH + C{l_2}↑ + {H_2}↑\)

(4) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

(5) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

(6) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Bài 6.17: a) Muốn pha 0,5 lít dung dịch NaOH có pH = 12,5 cần phải dùng bao nhiêu gam NaOH ?

b) Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ trong 200 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 6.10 3M cần phải dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH nói trên ?

a) pH= 12,5 →[H+] = 10 -12,5  →\({\rm{[}}O{H^ – }{\rm{]}} = {{{{10}^{ – 14}}} \over {{{10}^{ – 12,5}}}} = {10^{ – 1,5}}\)

Mà V=0.5l →n NaOH= [OH].V=10 -1,5 . 0,5 = 0,0158 mol

→ mNaOH= 0,0158.40=0,632g

b) n CuSO4= 0,2.6.10-3=1,2 .10-3 mol→ n Cu2+ =1,2.10-3 mol

Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2

→ n OH- =2n Cu2+ = 2. 1,2.10-3=2,4.10-3 mol

\({V_{NaOH}} = {{{n_{O{H^ – }}}} \over {{\rm{[}}O{H^ – }{\rm{]}}}} = {{2,{{4.10}^{ – 3}}} \over {{{10}^{ – 1,5}}}} = 0.076l = 76ml\).

Bài 6.18: Nung nóng 7,26 g hỗn hợp gồm NaHCO3 vào Na2CO3, người ta thu được 0,84 lít khí CO2 (đktc).

Hãy xác định khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp trước và sau khi nung.

Nung hỗn hợp, chỉ có NaHCO3 bị phân hủy:

\(2NaHC{O_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow N{a_2}C{O_3} + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\)

Theo (1), \({n_{NaHC{O_3}}} = 2{n_{C{O_2}}} = 2.{{0,84} \over {22,4}} = 0,075mol\)

Trước khi nung:

\(\eqalign{
& {m_{NaHC{O_3}}} = 84.0,075 = 6,3g \cr
& {m_{N{a_2}C{O_3}}} = 7,26 – 6,3 = 0,96g \cr} \)

Sau khi nung: mNa2CO3= 0,96+106.0,0375=4,935g.

Advertisements (Quảng cáo)