Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 5.7, 5.8, 5.9, 5.10, 5.11, 5.12, 5.13, 5.14 trang 34,35 SBT Hóa lớp 12: Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo ?

Bài 17 Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại SBT Hóa lớp 12. Giải bài 5.7 – 5.14 trang 34,35 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Câu 5.7: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử …; Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo ?

5.7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là

A. bạc.                                  B. đồng,

C. chì.                                   D. sắt.

5.8. Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyền tố nào sau đây ?

Ạ. Canxi                               B. Bari

C. Nhôm                               D. Sắt

5.7. Chọn A

\(\left\{ \matrix{
2P + N = 155 \hfill \cr
2P – N = 33 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
N = 61 \hfill \cr
P = 47 \hfill \cr} \right. \Rightarrow Z = 47 \Rightarrow Ag\)

5.8. Chọn C

N + P + E = 40; N + 2P = 40

N = 40 – 2P; P ≤ N ≤ 1,5P

11,43 ≤ P ≤13,33

Có hai trường hợp : P = 12 ⟹ N = 16 (loại)

P= 13 ⟹ N = 14 ⟹ Al.

Bài 5.9: Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.

Advertisements (Quảng cáo)

+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

– Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA

– Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)

– Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng

+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.

Bài 5.10: a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

b)  Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?

a) – Kim loại có tính dẻo vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách nhau ra khỏi nhau nhờ những e chuyển động tự do dính kết chúng với nhau

– Kim loại có tính dẫn điện vì trong kim loại có các e chuyển động tự do khi đặt hiệu điện thế vào hai đầu kim loại thì các e này sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ âm sang dương tạo thành dòng điện

Advertisements (Quảng cáo)

– Kim loại có tính dẫn nhiệt do sự có mặt của các e tự do trong tinh thể kim loại, các e này trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn chuyển động hỗn loạn sang vùng có nhiệt độ thấp hơn truyền năng lượng cho các ion dương làm nhiệt an truyền từ vùng này sang vùng khác

– Kim loại có ánh kim vì các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ các tia sáng nhìn thấy được

b) Các e chuyển động tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong lòng kim loại và cũng chuyên chở dòng điện chạy qua các chất rắn dẫn điện do đó tính dẫn điện và dẫn nhiệt có cùng một tỷ lệ

Khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt giảm vì ở nhiệt độ cao các ion dương dao động mạnh cản trở dòng e chuyển động.

Bài 5.12: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại : K, Ca, Al, Fe, Cu, Cr. Có nhận xét gì về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố

Nguyên tố

Z

Cấu hình e

K

19

1s22s22p63s23p64s1

Ca

20

1s22s22p63s23p64s2

Al

13

1s22s22p63s23p1

Fe

26

1s22s22p63s23p63d64s2

Cu

29

1s22s22p63s23p63d104s1

Cr

24

1s22s22p63s23p63d54s1

Trong nguyên tử Cr và Cu một electron trong lớp có năng lượng thấp 4s điền vào lớp có năng lượng cao hơn 3d, chúng có cấu hình lớp ngoài cùng là 3d5 4s1 và 3d10 4s1

Bài 5.11: Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.

– Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram, ứng dụng dùng để làm dây tóc bóng đèn, ống đèn tia âm cực và sợi ống chân không , thiết bị sưởi và các vòi phun đọng cơ tên lửa.

– Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số  nhiệt kế.  Các ứng dụng khác như dùng trong máy đo huyết áp, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…


Bài 5.13

Hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA.

– Số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA là 1,2 của phi kim nhóm VIA, VIIA là 6,7.

Bài 5.14: Dựa vào khối lượng riêng của kim loại, hãy tính thể tích mol kim loại và ghi kết quả vào bảng sau:

Tên kim loại

Khối lượng riêng (g/cm3)

Thể tích mol (g/cm3)

Kali (K)

0,86

Natri (Na)

0,97

Magie (Mg)

1,74

Nhôm (AI)

2,70

Kẽm (Zn)

7,14

Sắt (Fe)

7,87

Đồng (Cu)

8,92

Bạc (Ag)

10,50

Vàng (Au)

19,30

 

 

 

 

 

 

 

Tên kim loại

Khối lượng riêng (g/cm3 )

Thê tích mol (cm3 /mol)

Kali (K)

0,86

45,46

Natri (Na)

0,97

23,70

Magie (Mg)

1,74

13,97

Nhôm (AI)

2,70

9,99

Kẽm (Zn)

7,14

9,16

Sắt (Fe)

7,87

7,10

Đồng (Cu)

8,92

7,12

Bạc (Ag)

10,50

10,27

Vàng (Au)

19,30

10,20

Advertisements (Quảng cáo)