Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 5.122, 5.123, 5.124, 5.125, 5.126 trang 53 SBT Hóa lớp 12: Trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp các kim loại : Cu, Fe, Al, Ag ?

Bài 23 Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại  SBT Hóa lớp 12. Giải bài 5.122 – 5.126 trang 53 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Giải thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta lại gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển)…; Trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp các kim loại : Cu, Fe, Al, Ag ?

Bài 5.122: Giải thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta lại gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển).

Để chống lại sự ăn mòn vỏ tàu bằng thép ngâm trong nước biển, người ta gắn những tấm kẽm ở nhiều chỗ trên thân tàu. Các pin Zn – Fe được tạo thành, Fe (vỏ tàu) đóng vai trò là catot, không bị ăn mòn, còn Zn là anot bị ăn mòn thay cho Fe.

Bài 5.123: Trình bày phương pháp hoá học để có thể tách riêng từng kim loại ra khỏi một dung dịch có chứa các muối :

a)  FeSO4 và CuSO4.

b)   NaCl và CuCl2.

 

 Bài 5.124: Trình bày sơ đồ tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp các kim loại : Cu, Fe, Al, Ag.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5.125: Hoà tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 27,21%. Xác định kim loại M.

Ta có PTHH: M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O

                    x       →         x   →      x

ddH2SO4 = \(98x.{{100} \over {20}} = 490x(g)\)

Advertisements (Quảng cáo)

⟹ mdd sau phản ứng = (M+34)x + 490x = (M + 524)x (gam)

Ta lại có: mMSO4 =(M + 96)x

⟹ C%MSO4=\({{(M + 96)x} \over {(M + 524)x}} = 0,2721\)

⟺ M = 64 Vậy kim loại cần tìm là Cu.

Bài 5.126: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại M hoá trị không đổi được 4 gam oxit và hỗn hợp khí NO2 và O2. Xác định công thức muối của kim loại M.

Vì sau khi nhiệt phân thu được oxit kim loại nên loại AgNO3.

Để đơn giản ta giả sử M có hoá trị II :

2M(NO3)2        ⟶    2MO + 4NO2+ \({1 \over 2}\) O2

          x      ⟶                            2x  ⟶ \({1 \over 2}x\) (mol)

Nhận thấy khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí thoát ra

⟹  mNO2 + mO2 = 9,4 – 4 = 5,4 g

⟶ 46.2x + 16x = 5,4 ⟶ x = 0,05

\( \to {M_{M{{(N{O_3})}_2}}} = {{9,4} \over {0,05}} = 188 \to {M_M} = 64\)

Vậy muối đó là Cu(NO3)2.

Advertisements (Quảng cáo)