5.105. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgN03 được dung dịch X. Cho Fe dư vào dung dịch X được dung dịch Y: Dung dịch Y chứa
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
5.106. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại : Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đứng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là
A. AgNO3 B. Cu(No3)2.
C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4.
5.107. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm
A. Al, Fe, Cu. B. Fe, Cu,Ag.
C. Al, Cu, Ag. D. Al, Fe,Ag.
Advertisements (Quảng cáo)
5.105 |
5.106 |
5.107 |
A |
C |
B |
Bài 5.108: So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :
a) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
b) Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
a) Thí nghiệm 1: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Advertisements (Quảng cáo)
Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+
b) Thí nghiệm 2 :
\(4AgN{O_3} + {\rm{ }}2{H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over
\longrightarrow {\rm{ }}4Ag{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2} + {\rm{ }}4HN{O_3}\)
Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.
Trong hai thí nghiệm :
Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá – khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá – khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.
Bài 5.109: Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :
a) AgNO3 và Pb(NO3)2.
b) AgNO3 và Cu(NO3)2.
c) AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.
b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.
c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.