Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 5.65, 5.66, 5.67, 5.68, 5.69, 5.70, 5.71, 5.72 trang 44 SBT Hóa học 12: Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại ?

Bài 20 Sự ăn mòn kim loại SBT Hóa lớp 12. Giải bài 5.65 – 5.72 trang 44 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó…; Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu – Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học?

Bài 5.66: Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó.

Phương pháp chống ăn mòn

Cơ sở khoa học

PP bảo vệ bề mặt

Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

PP điện hóa

Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ

Bài 5.67: Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra pư
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu
Trong dung dịch hình thành một pin điện giữa các cực là Cu và Zn có sự dịch chuyển các dòng e trong dung dịch.

ion H+ trong dung dịch nhận các e đó và thoát ra dưới dạng khí và tốc độ pư nhanh hơn.

Bài 5.68: Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc.

Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng “ăn mòn điện hoá”. Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây.

Bài 5.69: Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu – Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.

Advertisements (Quảng cáo)

Hợp kim bị ăn mòn điện hoá học.

Zn là điện cực âm, bị ăn mòn. Cu là điện cực dương không bị ăn mòn.

Bài 5.70: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li :

a) Al – Fe ; b) Cu – Fe ; c) Fe – Sn.

Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hoá học.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Al (điện cực âm) bị ăn mòn, Fe (điện cực dương) không bị ăn mòn

Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Cu (điện cực dương) không bị ăn mòn.

Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Sn (điện cực dương) không bị ăn mòn.

Ở những vết sây sát của vật làm bằng sắt tráng kẽm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.

Bài 5.71: Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

Bài 5.72: Ngâm 9 g hợp kim Cu – Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hằy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.

Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

nZn=n H2=\({{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\)

=> mZn = 0,04.65 = 2,6 (g)

\(\% {m_{Zn}} = {{2,6} \over 9}.100 = 28,89\% ;\% {m_{Cu}} = {\rm{ }}71,11\% \)

Advertisements (Quảng cáo)