Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Vật lý 12

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 198 Sách giáo khoa Vật lí 12: Phản ứng phân hạch

 Bài 38 phản ứng phân hạch Lý 12. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 198 Sách giáo khoa Vật lí 12. So sánh quá trình phóng xạ α và quá trình phân hạch; Căn cứ vào độ lớn của \( \frac{W_{lk}}{A}\) chứng tỏ rằng, quá trình phân hạch thường chỉ xảy ra đối với các hạt nhân có số nuclôn lớn hơn hay bằng 200.

Bài 1: So sánh quá trình phóng xạ α và quá trình phân hạch.

Phóng xạ α

Phân hạch

 –         Tự hủy thành hạt nhân mới cùng với các hạt α (và có thể thêm ɣ ).

–         Tỏa năng lượng

 –         Vỡ thành hai mảnh, kèm theo sự phát ra một và nơtron.

–         Tỏa năng lượng


Bài 2: Căn cứ vào độ lớn của \( \frac{W_{lk}}{A}\) chứng tỏ rằng, quá trình phân hạch thường chỉ xảy ra đối với các hạt nhân có số nuclôn lớn hơn hay bằng 200.

Vì đối với phản ứng phân hạch thì \( \frac{W_{lk}}{A}\) sau (các hạt có số A vào cỡ 100) sẽ lớn hơn \( \frac{W_{lk}}{A}\) trước (các hạt có số A lớn hơn 200).


Bài 3: Chọn câu đúng.

Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là

A. động năng của các nơtron phát ra.

B. động năng các mảnh.

C. năng lượng tỏa ra do phóng xạ cảu các mảnh.

D. năng lượng prôtôn  của tia ɣ.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là động năng các mảnh (xem mục B.2).


Bài 4: Hoàn chỉnh các phản ứng:

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{39}^{94}\textrm{Y}\) + \( _{?}^{140}\textrm{I}\) + x\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\)

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{?}^{95}\textrm{Zn}\) + \( _{52}^{138}\textrm{Te}\) + x\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\)

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{39}^{94}\textrm{Y}\) + \( _{53}^{140}\textrm{I}\) + 2\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\)

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{40}^{95}\textrm{Zn}\) + \( _{52}^{138}\textrm{Te}\) + 3\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\)

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 5: Xét phản ứng phân hạch:

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{53}^{139}\textrm{I}\) + \( _{39}^{94}\textrm{Y}\) + 3\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\) + ɣ

Tính năng lượng toả ra khi phân hạch một hạt nhân 235U

Cho biết 235U = 234,99332 u

139I = 138,89700 u

94Y = 93,89014 u

\( _{0}^{1}\textrm{n}\) + \( _{92}^{235}\textrm{U}\) → \( _{53}^{95}\textrm{I}\) + \( _{39}^{94}\textrm{Y}\) + 3\( \left ( _{0}^{1}\textrm{n} \right )\) + ɣ

1,00866 u + 234,99332u – 138,897u – 93,89014u – 3.1,00866u = 0,18886u

Suy ra                  0,18886.931,5 = 175,92309 MeV


Bài 6: Tính năng lượng tỏa ra khi phân hạch 1kg 235U.

Cho rằng mỗi phân hạch tỏa ra năng lượng 200MeV.

Số hạt nhân \( _{92}^{235}\textrm{U}\) trong 1kg \( _{92}^{235}\textrm{U}\) là:

\( \frac{1,0kg}{234,99332u.1,66055.10^{-27} kg/u}\) = \( \frac{10^{27}}{234,99332.1,66055}\)  = 2,5617.1024.

Năng lượng tỏa ra bởi phân hạch 1kg \( _{92}^{235}\textrm{U}\) bằng :

 175,92309.2,5617.1024 MeV = 450,628.1024 MeV = 450,628.1024.1,6.10-13 J = 7,21.1013  J.

Advertisements (Quảng cáo)