Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán 12

Bài tập trắc nghiệm trang 47 SGK Giải tích 12: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

 Ôn tập chương I – Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Giải bài tập trắc nghiệm trang 47 SGK Giải tích 12. Số điểm cực trị của hàm số là; Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = {{1 – x} \over {1 + x}}\) là

Bài 1: Số điểm cực trị của hàm số là: \(y =  – {1 \over 3}{x^3} – x + 7\)

A. \(1\)           B. \(0\)             C. \(3\)            D. \(2\)

\(y’ = -x^2- 1 < 0, ∀x ∈\mathbb R\)

Hàm số luôn nghịch biến trên tập xác định. Do đó hàm số không có cực trị.

Chọn đáp án B

Bài 2: Số điểm cực đại của hàm số \(y = x^4+ 100\) là:

A. \(0\)               B. \(1\)                   C. \(2\)                D. \(3\)

\(y’= 4x^3 ⇔ x = 0\).

Đạo hàm \(y’ < 0\)  với \(x < 0\) và \(y’ > 0\) với \(x > 0\).

Vậy hàm số chỉ có \(1\) cực tiểu tại \(x = 0\) và không có điểm cực đại.

Vậy chọn đáp án A

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 3: Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = {{1 – x} \over {1 + x}}\) là

A. \(1\)            B. 2              C. \(3\)             D. \(0\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – {1^ – }} y =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to  – {1^ + }} y =  – \infty \). Tiệm cận đứng \(x = -1\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } y =  – 1\). Tiệm cận ngang \(y = 1\)

Vậy đồ thị có 2 tiệm cận. Chọn đáp án B

Bài 4: Hàm số \(y = {{2x – 5} \over {x + 3}}\) đồng biến trên:

Advertisements (Quảng cáo)

A. \(\mathbb R\)                            B. \((-∞, 3)\)

C. \((-3, – ∞)\)             D. \(\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} – 3\} \)

Tập xác định của hàm số : \(D=\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} – 3\} \)

 \(y’ = {{11} \over {{{(x + 3)}^2}}} > 0\forall x \in D\)

Hàm số đồng biến trên tập xác định

Chọn đáp án D

Bài 5: Tiếp tuyến tại điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là:

 \(y = {1 \over 3}{x^3} – 2{x^2} + 3x – 5\)

A. Song song với đường thẳng \(x = 1\)

B. Song song với trục hoành

C. Có hệ số góc vuông

D. Có hệ số góc bằng \(-1\)

\(y’= x^2– 4x + 3 = 0 ⇔ x = 1, x = 3\)

\(y’’ = 2x -4, y’’(1) = -2, y’’(3) = 2\)

Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 3\).

Phương trình tiếp tuyến tại điểm cực  tiểu có hệ số góc \(y’(3) = 0\). Do đó tiếp tuyến song song với trục hoành.

Chọn đáp án B

Advertisements (Quảng cáo)