I.1. Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.
A. \(F = k{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|} \over r}\)
B. \(F = k{{{q_1}{q_2}} \over r}\)
C. \(F = k{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|} \over {{r^2}}}\)
D. \(F = {{{q_1}{q_2}} \over {kr}}\)
Đáp án C
I.2. Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm thì F và q là gì ?
A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
Advertisements (Quảng cáo)
B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích thử.
D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích thử.
Đáp án D
Advertisements (Quảng cáo)
I.3. Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện trường đều A = qEd thì d là gì ? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng.
A. d là chiều dài của đường đi.
B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.
C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.
D. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.
Đáp án A
I.4. Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10cm và ON = 20cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng.
A. VM < VN < 0 B. VN < VM < 0
C. VM > VN > 0 D. VN > VM > 0
Đáp án A