Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Sinh học 11

Bài 7, 8, 9 trang 37, 38 SBT Sinh 11: Trình bày vai trò của gan trong sự điều hoà glucôzơ và prôtêin huyết tương ?

Giải bài 7, 8, 9 trang 37, 38 Sách bài tập Sinh 11. Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 7: Trình bày cơ chế điều hoà nước và muối khoáng của thận…;  Trình bày vai trò của gan trong sự điều hoà glucôzơ và prôtêin huyết tương ?

Bài 7: a) Trình bày cơ chế điều hoà nước và muối khoáng của thận ?

b) Trình bày vai trò của gan trong sự điều hoà glucôzơ và prôtêin huyết tương.

c) Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào ?

a) Cơ chế điều hòa nước và muối khoáng:

+ Điều hòa lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm→ vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước→ giảm nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp xuất thẩm thấu, tăng huyết áp→ tăng bài tiết nước tiểu

+ Điều hòa muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm→ tuyến thận trên tăng tiết andosossteron→ tăng hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại khi thừa Na+→ tăng áp xuất thẩm thấu, gây cảm giác khát→ uống nhiều nước→ muối dư thừa sẽ loại qua nước tiểu.

b) Vai trò của gan trong sự điều hòa glucozơ và protein huyết tương: Glucozo tăng→ hoocmon insualin được tiết ra, biến đổi glucozo thành glycogen; nếu gluczo giảm → hooocmon glucagon được tiết ra biến đổi glycogen dự trữ thành glucozo

c) – pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

Advertisements (Quảng cáo)

– Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa)hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi môi trường bên trong.

– Các hệ đệm:

+Hệ đệm bicacbonat:\(H_2CO_3/NaHCO_3\)

+Hệ đệm phootphat: \(NaH_2PO_4-\)

+Hệ đệm proteinat(protein)

Bài 8: Hãy đánh dấu cộng trong bảng ở các vị trí xảy ra sự lọc, tái hấp thụ và tiết trong thận động vật có vú (có thể có các trả lời đúng cho một quá trình).

Advertisements (Quảng cáo)

Quá trình

Tiểu thể thận

Ông lượn ngắn

Quai Henle 

Ông lượn xa

Ống  xa và ống góp

A. Lọc dịch đẳng trương với máu

B. Tái hấp thụ nước, Na\ K+, glucôzơ, aminô axit,Cl,HCO3-, urê

c. Tái hấp thụ nước, Na+, K+ và Cl

D. Tái hấp thụ nước, Na+ và Cl

E. Tái hấp thụ nước, Na+, HCO3- và urê

F. Tiết H+ và K+

G. Tiết H+, NH4+, urê và crêatinin

H. Tiết urê

Quá trình

Tiểu thể thận

Ông lượn ngắn

Quai Henle 

Ông lượn xa

Ống  xa và ống góp

A. Lọc dịch đẳng trương với máu

+

B. Tái hấp thụ nước, Na\ K+, glucôzơ, aminô axit,Cl,HCO3-, urê

+

c. Tái hấp thụ nước, Na+, K+ và Cl

+

D. Tái hấp thụ nước, Na+ và Cl

+

+

E. Tái hấp thụ nước, Na+, HCO3- và urê

+

F. Tiết H+ và K+

+

+

G. Tiết H+, NH4+, urê và crêatinin

+

H. Tiết urê

+

+

Bài 9: Một số tuyến nội tiết được đánh số trong hình phía dưới. Một số khẳng định về chức năng liên quan đến các tuyến nội tiết này được cho ở trong bảng phía dưới. Hãy ghép tuyến nội tiết trên hình vẽ với các chức năng phù hợp (bằng cách điền số của tuyến nội tiết vào ô bên phải trong bảng). Chú thích cho các tuyến nội tiết trong hình.

 

a)         Tiết ra hoocmôn làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu ⟶ 5

b)        Sự tiết của tuyến tăng lên khi nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống ⟶ 2

c)         Nếu sự tiết của tuyến giảm thì độ chuyển hoá cơ bản cũng giảm ⟶ 8

d)        Sự tiết của tuyến cần cho sự phát triển của miễn dịch tế bào ⟶ 4

e)         Hoocmôn của tuyến gây tạo hồng cầu trong tuỷ xương ⟶ 9

f)         Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước ⟶ 3

g)         Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohiđrat) ⟶ 6

h)        Các hợp chất axit kích thích tuyến tiết hoocmôn ⟶ 1

i)          Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hoá học prôtêin ⟶ 7

Advertisements (Quảng cáo)