Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Sinh học 11

Bài 1, 2, 3 trang 23, 24, 25 SBT Sinh 11: Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức ?

Giải bài 1, 2, 3 trang 23, 24, 25 Sách bài tập Sinh 11.  Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 1: Quan sát hình sau và mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày…; Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức ?

Bài 1: Quan sát hình sau và mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào.

a) Mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày

– Giai đoạn 1 : Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.

– Giai đoạn 2 : Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hoá. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

– Giai đoạn 3 : Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).

Bài 2: Dựa vào thông tin có trong hình dưới đây, em hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức.So sánh với quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng đế giày,em thấy có điểm nào khác?

Advertisements (Quảng cáo)

a) Mô tả quá trình tiêu hoá của thuỷ tức

Thức ăn (ví dụ : rận nước) được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng. Tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá hoá học thức ăn, cơ thể rận nước được tiêu hoá thành các phần nhỏ hơn đưa vào trong tế bào. Sau đó, nhờ tiêu hoá nội bào mà thức ăn được tiếp tục biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể (thuỷ tức) hấp thụ.

b) So sánh với quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng giày

Trùng giày

Thuỷ tức

Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).

Thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ (tiêu hoá ngoại bào) rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

Bài 3: Quan sát hình sau, hãy kể tên các cơ quan tiêu hoá của người.

Điền vào bảng dưới đây quá trình tiêu hoá thức ăn trong các cơ quan tiêu hoá của người.

STT

Bộ phận

Tiêu hoá cơ học

Tiêu hoá hoá học

1

Miệng

Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

Tiết nước bọt, hoạt động của enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ

2

Thực quản

Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.

3

Dạ dày

Bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột.

Tiết enzim pepsin biến đổi prôtêin ở một mức độ nhất định.

 4

Gan

Tiết dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hoá thức ăn (nhũ tương hoá mỡ).

 5

Tuỵ

Tiết dịch tuỵ đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non.

 6

Ruột non

Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột.

Tiết ra đủ loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn (cacbohiđrat, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin).

 7

Ruột già

Co bóp đẩy chất thải ra ngoài.

Advertisements (Quảng cáo)