Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Sinh học 11

Bài 7, 8, 9 trang 31, 32, 34 SBT Sinh 11: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là gì ?

Giải bài 7, 8, 9 trang 31, 32, 34 Sách bài tập Sinh 11. Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Câu 7: Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa…; Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là gì ?

Bài 7: Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa . Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).
Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

Lời giải .

a) Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

b) Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bất đầu từ tim)

– Hệ tuần hoàn hở : Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang máu. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.

– Hệ tuần hoàn kín : Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

c) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Advertisements (Quảng cáo)

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

Bài 8: Dựa vào hình dưới đây, phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hộ tuần hoàn kép.
Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).

 

Advertisements (Quảng cáo)

1. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Có 1 vòng tuần hoàn

Có 2 vòng tuần hoàn

Tim có 2 ngăn

Tim có 3 hoặc 4 ngăn

Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2

Khi tim co, máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm

Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh

b) Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn đơn (cá) : Tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vàó động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim.

Hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú) : được gọi là hệ tuần hoàn kép vì hệ tuần hoàn của chúng có 2 vòng tuần hoàn ; vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

-Vòng tuần hoàn lớn : Máu giàu \(O_2\) được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn, đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và khí. Sau đó, máu giàu \(CO_2\) đi theo tĩnh mạch về tim.

-Vòng tuần hoàn nhỏ : Máu giàu \(CO_2\) được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu \(O_2\) quay trở lại tim.

Bài 9: Sử dụng sơ đồ dưới đây để giải thích cơ chế cân bằng huyết áp của cơ thể.

Khi huyết áp tăng cao thì thụ quan áp lực trên mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.

Từ trung khu điều hoà tim mạch ở hành não, xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp đập, giảm lực co bóp và làm mạch máu dãn rộng.

Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ quan áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược).

Advertisements (Quảng cáo)