Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Hóa học 11

Bài 2.39, 2.40, 2.41, 2.42 trang 18 SBT hóa học 11: Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón supephotphat kép là bao nhiêu ?

Bài 12 Phân bón hóa học Sách bài tập hóa học 11. Giải bài 2.39, 2.40, 2.41, 2.42 trang 18. Câu 2.39: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là…; Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón supephotphat kép là bao nhiêu ?

Bài trắc nghiệm 2.39, 2.40, 2.41

2.39. Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là

A. 152,2.

B. 145,5.

C. 160,9.

D. 200.

2.40. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là

A. 69.

B. 65,9.

C. 71,3.

D. 73,1.

2.41. Phân kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là

A. 72,9.                         ‘ –

B. 76.

C. 79,2.

Advertisements (Quảng cáo)

D. 75,5.

2.39. A

46 kg N có trong 100 (kg) ure

70 kg N có trong \(\frac{{100.70}}{{46}}\) = 152,2(kg) ure

2.40. B

Trong 100 kg phân supephotphat kép có 40 kg P2O5. Khối lượng Ca(H2PO4)2 tương ứng với khối lượng P2O5 trên được tính theo tỉ lệ :

P2O5 – Ca(H2PO4)2

142 g   234 g

Advertisements (Quảng cáo)

40 kg    x kg

x = \(\frac{{40.234}}{{142}}\) = 65,9 (kg) Ca(H2PO4)2

Hàm lượng (%) của Ca(H2PO4)2 : \(\frac{{65,9}}{{100}}\).100% = 65,9%.

2.41. C

Cứ 100 kg phân bón thì có 50 kg K2O.

Khối lượng phân bón KCl tương ứng với 50 kg K2O được tính theo tỉ lệ

K2O – 2KCl

94 g  2.74,5 g

50 kg  x kg ;

x = \(\frac{{50.2.74,5}}{{94}}\) = 79,2 (kg)

Hàm lương (%) của KCl : \(\frac{{79,2}}{{100}}\).100% = 79,2%.

Bài 2.42: Từ amoniac, đá vôi, nước, không khí, chất xúc tác thích hợp hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế phân đạm :

1. Canxi nitrat;

2. Amoni nitrat.

Đầu tiên điều chế \(HN{O_3}\) :

\(4N{H_3} + 5{O_2}\)  \(4NO + 6{H_2}O\)

\(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\)

\(4N{O_2} + 2{H_2}O + {O_2} \to 4HN{O_3}\)

1. Điều chế canxi nitrat :

\(2HN{O_3} + CaC{O_3} \to Ca{(N{O_3})_2} + C{O_2} + {H_2}O\)

2. Điều chế amoni nitrat :

\(HN{O_3} + N{H_3} \to N{H_4}N{O_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)