Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Hóa 11 Nâng cao

Bài 7. Luyện tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: Giải bài 1, 2, 3 trang 30 Hóa 11 Nâng cao

Giải bài 1, 2, 3 trang 30 – Bài 7. Luyện tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SGK Hóa học 11 Nâng cao. Câu 1: Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau?

Câu 1. Viết phương trình ion rút gon của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau ?

a) \(MgS{O_4} + NaN{O_3}\)

b) \(Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} + {H_2}S\)

c) \(Pb{\left( {OH} \right)_2} + NaOH\)                                          

d) \(N{a_2}S{O_3} + {H_2}O\)

e) \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + {H_2}O\)

g)\(Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2}\)  

h) \(N{a_2}S{O_3} + HCl\)

i) \(Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2} + HCl\)

a) Không phản ứng           

Advertisements (Quảng cáo)

b) \(P{b^{2 + }} + {H_2}S \to PbS + 2{H^ + }\)

c) \(Pb{\left( {OH} \right)_2} + 2O{H^ – } \to PbO_2^{2 – } + 2{H_2}O\)

d) \(SO_3^{2 – } + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HSO_3^ –  + O{H^ – }\)

e)\(C{u^{2 + }} + HOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} Cu{\left( {OH} \right)^ + } + {H^ + }\)  

g) \(HCO_3^ –  + O{H^ – } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CO_3^{2 – } + {H_2}O\)

h) \(SO_3^{2 – } + 2{H^ + } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} S{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Advertisements (Quảng cáo)

i) \(HCO_3^ –  + {H^ + } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)


Câu 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra khi

A) Các chất phản ứng phải là chất dễ tan

B) Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng

C) Phản ứng không phải là thuận nghịch

D) Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh

Giải

Chọn đáp án B


Câu 3. Rau quả khô được bảo quản bằng khí \(S{O_2}\) thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc\(SO_3^{2 – }\) . Để xác định sự có mặt của các ion \(SO_3^{2 – }\)trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch \({H_2}{O_2}\) (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch \(BaC{l_2}\) . Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.

\(SO_3^{2 – } + {H_2}{O_2} \to SO_4^{2 – } + {H_2}O;\)

\(B{a^{2 + }} + SO_4^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow \)

Advertisements (Quảng cáo)