Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11 Nâng cao

Bài C1, C2, 1, 2, 3, 4, 5 trang 149, 150, 151 Sách Lý 11 Nâng cao –  Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng. Tính cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn 10cm.

Giải bài C1, C2, 1, 2, 3, 4, 5 trang 149, 150, 151 SGK Vật lí 11 Nâng cao. Bài 29 từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản.Giả sử đã biết chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng. Hãy nêu cách áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện;  Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng. Tính cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn 10cm.

Câu C1: Giả sử đã biết chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng. Hãy nêu cách áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện.

Đặt nắm tay phải khum theo chiều của đường sức từ, chiều của ngón cái choãi ra chỉ chiều dòng điện qua dây dẫn thẳng.

Ta có 2 trường hợp


Câu C2: Giả sử đã biết chiều của đường sức từ của dòng điện tròn. Hãy nêu cách áp dụng quy tắc nắm tay phải (hay quy tắc cái đinh ốc) để xác định chiều của dòng điện trong khung dây.

Nắm tay phải sao cho ngón cái choãi ra theo chiều của đường sức từ thì chiều khum của nắm tay phải cho biết chiều của dòng điện trong khung dây.


Bài 1: Chọn câu đúng.

Đường sức từ của từ trường gây ra bởi

A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.

B. dòng diện tròn là những đường tròn

C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

D. dòng diện trong ống dây đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam của ống dây đó.

D là câu đúng.


Bài 2:  Chọn phương án đúng.

Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM , tại N là BN thì:

A. BM = 2BN         B.BM=\({1 \over 2}\)BN

C . BM = 4BN         D. BM= \({1 \over 4}\) BN

Advertisements (Quảng cáo)

B là phương án đúng.

Ta có \({r_M} = 2{r_N} \Rightarrow {B_M} = {2.10^{ – 7}}{I \over {{r_M}}} = {1 \over 2}\left( {{{2.10}^{ – 7}}} \right){I \over {{r_N}}}\)

\( \Rightarrow {B_M} = {1 \over 2}{B_N}\)


Bài 3:  Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng. Tính cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn 10cm.

\(I = 1A;r = 10cm\)

Cảm ứng từ tại M cách dây khoảng r: \({B_M} = {2.10^{ – 7}}{I \over r}\)

Thay số  \({B_M} = {2.10^{ – 7}}{1 \over {0,1}} = {2.10^{ – 6}}\left( T \right)\)


Bài 4:  Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A người ta đo được cảm ứng từ B = 31,4.10-6T. Hỏi đường kính của dòng điện đó?

Dòng điện tròn I = 5A, cảm ứng từ tại tâm vòng dây

B = 31,4.10-6 (T).

Theo công thức:  \(B = 2\pi {.10^{ – 7}}{I \over R} \Rightarrow R = {{2\pi {{.10}^{ – 7}}I} \over B}\)

\( \Rightarrow R = {{2\pi {{.10}^{ – 7}}.5} \over {31,{{4.10}^{ – 6}}}} = 0,1\left( m \right)\)

Do đó đường kính ống dây d = 2R = 0,2 (m)


Bài 5: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây là \(I = 2\) A. Ống dây dài 50cm. Hỏi phải quấn bao nhiêu vòng dây?

Ống dây dài \(l=50\) cm = 0,5 (m), số vòng dây là N.

Cho B = 250.10-5 (T), \(I = 2\) (A)

Áp dụng công thức:\(B = 4\pi {.10^{ – 7}}{N \over l}I\)

\( \Rightarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,N = {{Bl} \over {4   \pi {{.10}^{ – 7}}I}} = {{{{250.10}^{ – 5}}.0,5} \over {4\pi {{.10}^{ – 7}}. 2}} = 498\left( \text{vòng} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)